Điện thoại: 0948772739– 0975741002 (có Zalo)
Địa chỉ: Số 616-618 – Hoàng Hoa Thám, Hà Nội
Email: sales3.bhworld@gmail.com
Điện thoại: 0945500700(có zalo)– 0975.74.1002
Địa chỉ: Số 28/02 đường số 45 quận Thủ Đức
Email: vuonlanbaongoc@gmail.com
Lượt xem 155
0 VND
Đánh giá 0 lượt đánh giá
Bao giờ hết chuyện vỉa hè?
Câu chuyện “cũ rích” về vỉa hè Hà Nội luôn “quay cuồng” trong “điệp khúc” đào lấp – lấp đào nay lại được dịp “nóng” lên sau lời “than trời” của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: “Tiêu cực đến thế là cùng!” sau khi đi kiểm tra tuyến đường “đắt nhất hành tinh” - Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu mới đây.
Lãng phí lớn
Việc lãng phí, thi công ẩu, rút ruột vỉa hè tại Thủ đô Hà Nội là thực trạng đã diễn ra từ năm này qua năm khác. Theo ông Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, trong vòng 3 năm từ 2011 - 2013, Hà Nội đã chi gần 1.000 tỷ đồng để làm vỉa hè cho 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Đống Đa. Ông đánh giá, đây là điều rất lãng phí. “Thật vô lý khi vỉa hè vừa làm xong năm trước, năm sau lại đào lên sửa. Hỏng đào đã đành, chưa hỏng cũng đào lên sửa chữa thay mới, gây lãng phí tiền của nhân dân”, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội “xót ruột” trước sự lãng phí ghê gớm này.
Vỉa hè đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu đang sửa chữa lại sau khi Bí thư Thành ủy Hà Nội đi thị sát và phát hiện có tiêu cực
Năm 2013, UBND TP.Hà Nội đã đưa ra đề án "Cải tạo, chỉnh trang hè phố Hà Nội đến năm 2020" do Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội trình thành phố cũng như xin ý kiến của các sở, ban, ngành liên quan và các quận. Đề án là cần thiết nhằm chỉnh trang hè phố, đô thị của Thủ đô. Chỉ có điều, dư luận tỏ ra băn khoăn: Việc thực hiện đề án ngay trong năm 2013 có quá vội vàng?
Liệu sau khi thực hiện đề án, việc đào bới hè đường có còn tái diễn “như cơm bữa” trong thời gian vừa qua? Và rằng, các tuyến hè phố có giữ được lệnh "cấm đào" trong thời gian ít nhất là 5 năm như chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi trong buổi làm việc với các sở, ban, ngành và quận, huyện liên quan góp ý đề án "Cải tạo, chỉnh trang hè phố Hà Nội đến năm 2020"?
Cùng một nỗi bức xúc trước sự lãng phí rất… vô lý do việc tùy tiện đào lấp – lấp đào vỉa hè Hà Nội, tại cuộc tiếp xúc cử tri tháng 7/2014 tại quận Hai Bà Trưng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị chia sẻ: “Tôi đã tận mắt chứng kiến, có những nơi dù đã được làm hơn 100 năm mà đá vẫn cứ nhẵn thín, không bị lún sụt. Còn ta vừa làm xong đã có biểu hiện xuống cấp lại phải sửa chữa, vô cùng lãng phí tiền của của nhân dân”.
“Đá bóng” trách nhiệm
Sau khi đi kiểm tra tuyến đường “đắt nhất hành tinh” - Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ ra rằng, công trình thi công quá ẩu, sử dụng gạch dễ vỡ, chất lượng vật liệu kém, mau hỏng, nhiều viên gạch lát chỉ dùng thanh sắt bậy nhẹ lên đã vỡ làm nhiều mảnh... gây lãng phí, tốn kém cho kinh phí, ngân sách của thành phố. Không chỉ sử dụng vật liệu kém chất lượng, phần bó vỉa dọc tuyến phố nhiều đoạn thiết kế cao so với mặt đường, không hạ cốt mở lối cho người dân đi lại, dắt xe lên hè. Chính vì vậy, người dân ở đây buộc phải đặt cầu dẫn bằng sắt, bê tông để đi lại.
Thực tế này có lẽ không chỉ đúng với riêng vỉa hè ở tuyến Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu. Hầu hết vỉa hè ở các tuyến phố của Thủ đô đều trong tình trạng nham nhở, liên tục bị đào bới. “Ông” giao thông vừa rút, lại đến “ông” viễn thông, “ông” điện lực cày xới...
Đáng chú ý, nguyên nhân dẫn đến việc vỉa hè kém chất lượng, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội không phải do chúng ta yếu về tay nghề hay yếu kém về trình độ khoa học kỹ thuật mà là do “ý thức”. “Cái này đâu phải đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ gì quá cao, cũng không phải cần thợ có tay nghề cao hay chuyên gia nước ngoài vào mới làm được. Cái chính ở đây là vấn đề ý thức”, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định.
Sau những gì “mắt thấy, tai nghe” về tình trạng thi công ẩu, lãng phí trong việc thi công vỉa hè ở Hà Nội, lãnh đạo TP. Hà Nội đã chỉ đạo phải yêu cầu làm rõ trách nhiệm.
Đại diện chủ đầu tư vỉa hè tuyến đường Ô chợ dừa – Hoàng Cầu, Phó giám đốc Ban Quản lý các dự án trọng điểm Hà Nội Phạm Đình Tuấn dù thừa nhận tất cả những sai sót của dự án vỉa hè này và hứa sẽ khắc phục xong trước ngày 20/7, nhưng ông Tuấn vẫn “nhanh nhẹn” đổ lỗi cho đơn vị thi công là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thành An 665. Ông Tuấn cho rằng, Công ty Thành An đã tổ chức thi công và phối hợp không tốt, khắc phục chậm, không phối hợp với chính quyền địa phương, đặc biệt là thiết kế chưa phù hợp với điều kiện thực tế.
Mỗi một dự án xây dựng vỉa hè đều phải trải qua nhiều công đoạn từ khâu duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán, xét thầu, giám sát thi công… Thế nhưng vẫn còn liên tục “sai sót” tại dự án này để khi các lãnh đạo thành phố đi kiểm tra phát hiện, chỉ rõ nguyên nhân… nhưng trách nhiệm vẫn chưa thấy ai nhận! Đáng nói hơn nữa là khi phát hiện ra sai sót, làm ẩu thì mọi lỗi đều đổ cho công ty cổ phần phải gánh chịu. Còn vai trò quản lý Nhà nước trong quản lý, giám sát thi công, nghiệm thu công trình… lại không thấy ai nhắc tới.
Thiết nghĩ, đã đến lúc các cơ quan chuyên trách cần ban hành thiết kế mẫu hè phố đảm bảo chất lượng, bền vững nhưng phải tiết kiệm cho Thủ đô Hà Nội. Việc thiết kế hè phố phải hợp lý, thuận tiện cho người dân sở tại cũng như du khách vãng lai... Qua sự việc này, người dân cũng mong chờ sự chỉ đạo sát sao kịp thời, đặc biệt là dứt điểm từ lãnh đạo thành phố. Tránh kéo dài gây lãng phí tiền ngân sách!
Mới đây UBND TP. Hà Nội đã có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo về công tác đầu tư, quản lý, sử dụng hè phố.
Theo đó, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở: Giao thông - Vận tải, Quy hoạch Kiến trúc và đơn vị liên quan khẩn trương hoàn chỉnh, ban hành thiết kế mẫu hè phố, làm cơ sở cho các chủ đầu tư, UBND quận, huyện, thị xã thực hiện đầu tư đồng bộ, đáp ứng yêu cầu văn minh đô thị và xây dựng thành phố sáng - xanh - sạch - đẹp.
Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Shop Hoa Tươi Ngọc Dân
Shop Hoa Lan Hồ Điệp
Địa chỉ: Số 28/02 đường 45, p.Hệp Bình Chánh, q.Thủ Đức
Điện thoại: 0945.232.241
Email: sales3.bhworld@gmail.com