Shop Hoa Lan Bảo Ngọc
logolanhodiephanoi
Hà Nội:

Điện thoại: 09487727390975741002 (có Zalo)
Địa chỉ: Số 616-618 – Hoàng Hoa Thám, Hà Nội
Email: sales3.bhworld@gmail.com

TP.Hồ Chí Minh:

Điện thoại: 0945500700(có zalo)0975.74.1002
Địa chỉ: Số 28/02 đường số 45 quận Thủ Đức
Email: vuonlanbaongoc@gmail.com

Danh mục sản phẩm
Quảng cáo
hoahongdep760c7835e560003e59711447x335
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 27
Trong ngày: 303
Trong tuần: 921
Lượt truy cập: 2932467

Shop Hoa Tươi Lâm Tùng

Shop Hoa Tươi Lâm Tùng
shop-hoa-tuoi-lam-tung - ảnh nhỏ  1

Lượt xem 138

0 VND

Đánh giá 0 lượt đánh giá

Đường Hạnh Phúc – cung đường huyền thoại

Từ TP Hà Giang bình yên đến cột mốc Km số 0 của Quốc lộ 2 là con đường Hạnh Phúc xuyên Cao nguyên đá, dãy núi hùng vĩ, uy nghi… 54 năm trước, nếu không có hàng nghìn thanh niên xung phong (TNXP) lao động mở đường thì có lẽ không có con đường Hạnh Phúc đến với đồng bào Hà Giang…

Huyen thoai con duong hanh phuc

Đường Hạnh Phúc qua Mã Pì Lèng

“Hạnh phúc” hồi sinh 8 vạn đồng bào

Thế kỉ trước, 4 huyện vùng cao Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với hơn 8 vạn đồng bào phía sau “Cổng Trời” vẫn sống trong đói nghèo, lạc hậu. Cao nguyên đá Đồng Văn chưa có đường cho xe máy chạy. Từ Hà Giang lên 4 huyện dài gần 200km chỉ là những con đường mòn dành cho người đi bộ, chênh vênh bên vách núi.

Không để bà con dân tộc “sống mòn” trên đá, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hà Giang quyết tâm mở đường, đưa ánh sáng văn hóa lên với đồng bào, đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu. Sáng 29/3/1959 tại Km số 0, Hà Giang tổ chức khởi công làm con đường mang tên “Hạnh Phúc”. Ông Phạm Đình Dy, cựu Trưởng ty Giao thông Hà Giang nhớ lại: Hơn 1.000 TNXP của 8 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Nam Định và Hải Dương tham gia mở con đường này. Nơi ăn, ở của họ được bố trí thành từng đại đội dọc theo tuyến đường. Lán trại làm bằng tranh, tre, nứa, lá. Nơi nào cắt được cỏ tranh thì dùng lợp mái, nơi nào khó khăn thì tận dụng cây ngô làm phên vách che nắng, che mưa… Thời tiết khắc nghiệt, mùa Hè nắng cháy da, cháy thịt; mùa Đông rét thấu thịt, thấu xương; nước độc, vắt rừng hành hạ; quần áo, chăn màn không đủ, thiếu nước sinh hoạt, thiếu rau xanh, cơm độn ngô, sắn… Ngày lao động trên công trường đầy rẫy hiểm nguy, đêm tối lại đối mặt với bọn phỉ đến trộm cắp, quấy nhiễu.

Không khuất phục trước khó khăn, gian khổ, khí thế lao động của TNXP hừng hực trên những cung đường đèo hiểm trơ. Một năm sau, 60km đường đầu tiên từ Hà Giang đi Quản Bạ đã hoàn thành. Lần đầu tiên xe ô-tô vượt “Cổng Trời” trong niềm vui khôn xiết của đồng bào các dân tộc Hà Giang và TNXP mở đường ngày ấy.

Những “kiện tướng” đục lỗ choòng

Đường Hạnh Phúc tiếp tục nối dài từ Yên Minh đến Phố Bảng, huyện Đồng Văn. TNXP quen với lao động thường ngày nên khí thế thi đua trải khắp núi rừng. Những ngọn “Gió Đại Phong”, “Sóng Duyên Hải”, “Cờ Ba Nhất”, “Thanh niên 3 xung phong”… thôi thúc ý chí tuổi trẻ. Ông Nguyễn Mạnh Thùy, quê Nam Định trong đội quân xung phong mở đường Hạnh Phúc, rồi tình nguyện ở lại gắn bó với đất Hà Giang tự hào nói về “nghệ thuật” đục lỗ choòng và kè đá khan trên công trường ngày ấy, theo ông, đáng được ghi vào Sách Kỉ lục Quốc gia. Hồi đó, cuộc sống vất vả, thiếu thốn lắm, nhưng ai cũng hăng say lao động. Để đẩy nhanh tiến độ thi công, các đại đội sáng kiến dùng bao tải gai lồng hai đoạn tre khiêng đất đá, chỗ nào có đất dùng bàn trang để san, dùng xe cút-kít chở đá đổ xuống vực; dùng nước đổ vào lỗ choòng rồi cho vỏ bắp ngô luộc vào lỗ để khi đục nước không bắn lên mặt, lên người. Trong 8 giờ, có người đục, khoan vào bụng đá sâu tới 4,7m được phong “Kiện tướng đục lỗ choòng”. Khó khăn nhất ở đoạn này là khu vực dốc Làng Viềng qua huyện Yên Minh, toàn đá cứng, vách núi cao, cua gấp. Ban Chỉ huy công trường chưa biết làm cách nào thì Đại đội Cao Bằng đưa ra sáng kiến: Kè đá khan để mở cua, nghĩa là đập đá ra, chọn đá rồi kè khít mặt đường rộng 4 – 5m mà không cần một chất kết dính nào. Ở những nơi khe đá không cho phép phá rộng, phải kè đá ra phía tà-luy để con đường giật cấp ra mép vực mà vẫn an toàn. Thế là TNXP đục đá, đẽo đá để xếp kè làm những cung đường kì tích trên ngọn núi.

Bà Nguyễn Thị Giang, quê Hải Dương, tham gia mở đường khi 17 tuổi, bồi hồi nhớ lại: Thiếu nhất lúc bấy giờ là nước. Mỗi người chỉ được phát một ca nước vào buổi sáng, vừa đánh răng, rửa mặt và phải giữ lại để đem đi đục lỗ choòng. Một tuần được nghỉ một ngày, đi hàng chục cây số tìm nguồn nước tắm. Ở các đơn vị, kho thực phẩm để ngỏ, kho nước phải khóa.

“Đội dũng cảm” chinh phục Mã Pì Lèng

Đầu năm 1963, con đường mở đến Đồng Văn, rồi từ Đồng Văn đi Mèo Vạc, hơn 300 TNXP ở tỉnh Hải Dương và Nam Định bổ sung lên mở đường. Đây là chặng đường cuối cùng, dài 28km, đầy nguy hiểm. Một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu hun hút chạy tận xuống sông Nho Quế. 2 km qua đèo Mã Pì Lèng được xác định là một chướng ngại vật khổng lồ. Ở đoạn đèo này, người yếu tim chỉ cần đứng nhìn xuống đã hoa mắt, chóng mặt… Quyết tâm chinh phục Mã Pì Lèng, “Đội dũng cảm” được thành lập gồm 30 thanh niên khỏe mạnh, hằng ngày treo mình trên vách đá đục, đẽo, nổ mìn. Nhớ lại, ông Nguyễn Mạnh Tưởng vẫn rưng rưng: Ròng rã gần một năm, đơn vị thi gan với đá núi, vực sâu, treo mình trên độ cao 1.500m so với mặt nước biển, 50m đến 60m so với mặt đường, “Đội dũng cảm” cần mẫn lao động như những con mối rừng bám vào đá, đục, cậy từng tấc. Đến bữa cơm, cấp dưỡng đưa ra cũng chỉ có nắm cơm kèm cá khô. Anh em trên vách núi thả dây xuống câu lên để có cái lót dạ cùng mấy bi đông nước gạo rang uống cho đỡ khát…

Một chi tiết bí mật mà khi hoàn thành đoạn đường này ông Tưởng mới biết: “Ban Chỉ huy công trường lo sự cố sẽ xảy ra, bí mật mua hơn 10 cỗ quan tài giấu kín đề phòng điều xấu nhất. Rất may, không xảy ra một tai nạn nào trên cung đường Hạnh Phúc”.

Cần được vinh danh

Ngày 10/3/1965 lễ khai thông con đường từ Hà Giang đến huyện Mèo Vạc được long trọng tổ chức. Niềm vui vỡ òa trong vòng tay xiết chặt của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang và TNXP phá đá, mở đường. 6 năm ròng gian nan vất vả, hơn 1.200 TNXP và 1.000 dân công với sức lao động phi thường làm nên con đường Hạnh Phúc dài gần 200km xuyên địa hình hiểm trở; 14 TNXP hi sinh, mãi mãi nằm lại trên Cao nguyên đá.

Ông Nguyễn Mạnh Thùy, Phó Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh Hà Giang cho biết: Hội đã hoàn thiện thủ tục đề nghị Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho lực lượng TNXP tham gia làm đường Hạnh Phúc; truy tặng 14 liệt sĩ hi sinh trong quá trình mở đường; xây dựng Tượng đài TNXP trên đỉnh Mã Pì Lèng… trong dịp kỉ niệm 55 năm hoàn thành con đường này.

Nguon: dongvan.gov.vn

Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay

Shop Hoa Tươi Lâm Tùng

162 Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hà Giang, Việt Nam
MẪU HOA CÙNG DANH MỤC
MẪU HOA ĐÃ XEM
SẢN PHẨM KHUYẾN MÃI
big_sale_1_636195595976825783
Miễn phí giao hoa
Tới nội thành 63 tỉnh và 150 quốc gia
Cam kết dịch vụ
Cam kết hoa tươi, đúng mẫu
Mẫu hoa đa dạng
Hàng trăm mẫu hoa theo yêu cầu
Giao hoa theo yêu cầu
Giao hẹn giờ, mặc đồng phục...
CHỌN THEO MÀU HOA
CHỌN THEO SỐ CÀNH
CHỌN THEO KIỂU CHẬU