Shop Hoa Lan Bảo Ngọc
logolanhodiephanoi
Hà Nội:

Điện thoại: 09487727390975741002 (có Zalo)
Địa chỉ: Số 616-618 – Hoàng Hoa Thám, Hà Nội
Email: sales3.bhworld@gmail.com

TP.Hồ Chí Minh:

Điện thoại: 0945500700(có zalo)0975.74.1002
Địa chỉ: Số 28/02 đường số 45 quận Thủ Đức
Email: vuonlanbaongoc@gmail.com

Danh mục sản phẩm
Quảng cáo
hoahongdep760c7835e560003e59711447x335
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 43
Trong ngày: 393
Trong tuần: 897
Lượt truy cập: 2933954

Shop Hoa Tươi Kim Liên

Shop Hoa Tươi Kim Liên
shop-hoa-tuoi-kim-lien - ảnh nhỏ  1

Lượt xem 223

0 VND

Đánh giá 0 lượt đánh giá

Hải Phòng quyết liệt, chủ động và không chủ quan trong phòng, chống bão
Cập nhật lúc22:45, Thứ Năm, 17/07/2014 (GMT+7)

Hải Phòng quyết liệt, chủ động phòng, chống bão

*Cấm biển trên địa bàn thành phố từ 14 giờ ngày 18-7;

*Hoàn thành di dân khỏi khu vực xung yếu trước 16 giờ ngày 18-7

(HPĐT)- Sáng 17-7, Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì họp trực tuyến với các bộ, ngành và địa phương liên quan bàn biện pháp phòng chống cơn bão số 2. Tại đầu cầu Hải Phòng, đồng chí Đỗ Trung Thoại, Phó chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ huy PCLB và TKCN thành phố chủ trì. Cùng dự có lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.

Phó chủ tịch UBND thành phố Đỗ Trung Thoại báo cáo công tác triển khai phòng chống bão số 2 của thành phố Hải Phòng. Theo đó, UBND thành phố có Công điện số 10/CĐ-CT ngày 16-7 chỉ đạo các ngành, các địa phương, đơn vị triển khai các biện pháp phòng chống bão. Chiều 16-7, Chủ tịch UBND thành phố chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ huy PCLB và TKCN thành phố để chỉ đạo các biện pháp phòng chống bão. Phó chủ tịch UBND thành phố Đỗ Trung Thoại khẳng định, từ 14 giờ ngày 18-7 thành phố triển khai cấm biển, các hoạt động tắm biển, tàu du lịch, tàu vận tải Hải Phòng- Cát Bà và ngược lại; trước 16 giờ ngày 18-7 hoàn thành sơ tán, di dân khỏi vùng xung yếu trước; kêu gọi toàn bộ tàu thuyền hoạt động ven bờ, di chuyển lồng, bè và đưa dân ở các chòi canh, lồng bè về nơi an toàn. Trong ngày 17-7, kêu gọi, đưa toàn bộ tàu, thuyền đang hoạt động trên biển vào bờ an toàn.

Sau khi nghe các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định… và các bộ, ngành chức năng báo cáo tình hình triển khai công tác phòng chống cơn bão số 2, Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải biểu dương tinh thần chủ động, trách nhiệm, nắm chắc tình hình diễn biến và số lượng tàu, thuyền, ngư dân, các phương tiện, thiết bị liên quan để có biện pháp, phương án phòng chống bão. Xác định đây là cơn bão rất mạnh và có xu hướng mạnh lên, dự báo đổ bộ vào đất liền vào chiều tối ngày 18 và sáng ngày 19-7 ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh, Hải Phòng, các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan trước diễn biến phức tạp của bão số 2, đồng thời tiếp tục theo dõi diễn biến cơn bão; chuẩn bị chu đáo, nắm chắc số tàu, thuyền, lồng bè, chòi canh và dân cư khu vực xung yếu để triển khai phương án đưa phương tiện vào bờ, chủ động sơ tán dân. Các địa phương kêu gọi tàu thuyền vào bờ an toàn; thông báo cho các tàu vận tải biết diễn biến bão và yêu cầu họ vào nơi trú tránh. Ban chỉ huy PCLB và TKCN các địa phương tổ chức trực ban, xuống các khu vực xung yếu kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bão. Các địa phương hoãn các cuộc họp chưa cần thiết để tập trung phòng chống bão số 2. Công tác chuẩn bị hệ thống tiêu thoát nước, chặt cây, tỉa cành, chằng chống thiết bị, nhà cửa, công trình, kế hoạch vận hành các hồ chứa nước… phải được hoàn thành trước khi bão đến. Căn cứ tình hình thực tế, các địa phương ban hành lệnh cấm biển, trong đó Hải Phòng, Quảng Ninh lưu ý thông báo cho khách du lịch trong và ngoài nước biết để chủ động di chuyển khỏi vùng bão. Các địa phương cần có kế hoạch kiểm tra, gia cố bảo đảm an toàn các công trình cao tầng, cột ăng ten, tháp truyền hình, biển hiệu quảng cáo… Các bộ, ngành chức năng triển khai phương án bảo đảm an toàn các công trình thuộc ngành chịu trách nhiệm; an toàn hoạt động giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện lưới… trong quá trình xảy ra bão số 2.

Trước diễn biến phức tạp của bão số 2 có tên Thần Sấm (Rammasun), chiều 17-7, thành phố tổ chức 3 đoàn công tác đi kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống bão tại các huyện Kiến Thụy, Thủy Nguyên, quận Đồ Sơn và khu vực nội thành.

*Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố và Đỗ Trung Thoại, Phó chủ tịch UBND thành phố đi kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống bão số 2 tại huyện Kiến Thụy và quận Đồ Sơn.

Đồng chí Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống bão số 2 tại bến neo đậu Quan Chánh, xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy; tại công trình kè đường du lịch từ Đồi Độc đến khu 1 Đồ Sơn và bến cá Ngọc Hải. Đồng chí Bí thư Thành ủy lên tàu của ngư dân một số tỉnh đang neo đậu phía ngoài bến cá Ngọc Hải động viên bà con ngư dân chấp hành việc đưa tàu về bến, sơ tán người lên bờ tránh trú bão, bảo đảm an toàn về người và phương tiện, đợi bão tan tiếp tục ra khơi, bám biển sản xuất, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy thăm gia đình ngư dân Trần Văn Hòa, ở Đông Triều, Quảng Ninh vào tránh trú bão tại bến cá Ngọc Hải, Đồ Sơn.
Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy thăm gia đình ngư dân Trần Văn Hòa, ở Đông Triều, Quảng Ninh vào tránh trú bão tại bến cá Ngọc Hải, Đồ Sơn.

Đồng chí Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành biểu dương quận Đồ Sơn và huyện Kiến Thụy chủ động, trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch chi tiết phòng, chống bão số 2, trong đó nắm chắc số lượng và tổ chức kêu gọi tàu thuyền, di dân về nơi tránh trú an toàn. Đồng chí Bí thư Thành ủy yêu cầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quận Đồ Sơn và huyện Kiến Thụy tiếp tục nắm chắc diễn biến, di chuyển của bão, tuyệt đối không được chủ quan; thực hiện tốt phương châm: “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục hiệu quả”. Theo đó, tinh thần chủ động phải được thực hiện đến mỗi gia đình, mỗi người dân với mục tiêu “nắm từng nhà, rà từng hộ” để triển khai phòng, chống bão hiệu quả. Đồng chí Bí thư Thành ủy lưu ý các địa phương tiếp tục rà soát số phương tiện, ngư dân trên biển, ven bờ để kêu gọi, đưa tất cả phương tiện về nơi tránh trú, di dân đến nơi an toàn. Với ngư dân và phương tiện của các tỉnh, thành phố bạn đến tránh trú, các địa phương cần bố trí nơi neo đậu, bảo đảm an ninh, an toàn cho người và phương tiện. Công tác di dân trên bờ bảo đảm điều kiện lương thực, nước uống và tuyệt đối an toàn. Với quận Đồ Sơn, cần nắm chắc lượng khách du lịch; chủ ao đầm, chòi canh để có biện pháp yêu cầu về nơi tránh trú, bảo đảm an toàn trước khi bão đổ bộ vào đất liền. Đồng chí Bí thư Thành ủy chỉ đạo: sau bão, cần xem xét lại các dự án đê, kè để có biện pháp đẩy nhanh tiến độ, nhất là kè đường du lịch từ Đồi Độc đến khu 1 Đồ Sơn. Riêng công trình cống Họng được xây dựng hơn 50 năm, đang xuống cấp, cần xem xét làm mới bảo đảm phù hợp và đáp ứng mục tiêu phục vụ tiêu thoát nước, chống úng ngập và phục vụ phát triển kinh tế- xã hội địa phương.
Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy cùng lãnh đạo các sở, ngành kiểm tra công tác phòng chống bão tại bến cá Ngọc Hải, Đồ Sơn.
Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy cùng lãnh đạo các sở, ngành kiểm tra công tác phòng chống bão tại bến cá Ngọc Hải, Đồ Sơn.

Theo báo cáo nhanh của quận Đồ Sơn, đến 15 giờ 30 ngày 17-7, quận thông báo, hướng dẫn cho 385 tàu, thuyền với gần 1,3 nghìn lao động về bến tránh trú an toàn. Còn 41 phương tiện hoạt động ven bờ được đưa vào neo đậu trước 16 giờ ngày 18-7. Khách du lịch còn lại 1.300 người, trong đó có 10 khách nước ngoài được quận chỉ đạo các cơ sở bảo đảm nơi lưu trú an toàn. Quận lên phương án di dân tại chỗ ở 7 phường với tổng số hơn 2.600 hộ với 7,4 nghìn người. Theo báo cáo nhanh của huyện Kiến Thụy, tất cả 258 tàu, trong đó có 36 tàu vươn khơi về các bến Quan Chánh, Nam Hải (Kiến Thụy), Thủy Giang (Dương Kinh) và lạch các cống khu vực sông Văn Úc để neo đậu; thông tin đến chủ 85 trang trại; 187 hộ ngoài đê sông, biển; 59 chòi canh ngao về tình hình bão và chủ trương di dân, bảo đảm an toàn. Có phương án bảo vệ, chống ngập úng hơn 1,27 nghìn ha nuôi trồng thủy sản.

* Đồng chí Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND thành phố kiểm tra công tác phòng, chống bão số 2 tại khu vực neo đậu tránh trú bão cảng cá Mắt Rồng, xã Lập Lễ (huyện Thủy Nguyên). Tại đây, đồng chí yêu cầu huyện Thủy Nguyên tập trung cao phòng chống bão số 2, chủ tịch huyện, xã chịu trách nhiệm nếu xảy ra thiệt hại; chậm nhất trước 18 giờ ngày 18-7 phải hoàn thành công tác chuẩn bị phòng, chống bão. Yêu cầu lực lượng chức năng, lãnh đạo các xã Lập Lễ, Phả Lễ có trách nhiệm thông báo và đưa toàn bộ các hộ dân ngoài đê và ở đầm nuôi thủy sản vào nơi tránh trú an toàn, bố trí nơi ở bảo đảm an toàn cho bà con; hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu cá, quản lý chặt số tàu thuyền đã về bến và đang tránh trú bão nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho ngư dân. Bên cạnh đó, huyện quan tâm các công trình đang xây dựng, cơ sở sản xuất công nghiệp, đặc biệt tại khu vực Dự án VSIP, có phương án tiêu thoát nước, đề phòng úng lụt ảnh hưởng tới đời sống nhân dân và sản xuất nông nghiệp.
Đồng chí Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND thành phố kiểm tra công tác phòng chống bão số 2 tại Cảng cá Mắt Rồng, xã Lập Lễ (huyện Thủy Nguyên).
Đồng chí Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND thành phố kiểm tra công tác phòng chống bão số 2 tại Cảng cá Mắt Rồng, xã Lập Lễ (huyện Thủy Nguyên).

Huyện Thủy Nguyên có gần 1300 tàu, thuyền với khoảng 4.400 lao động, trong đó xã Lập Lễ và Phả Lễ có hơn 800 phương tiện đánh bắt xa bờ. Cuối ngày 17- 7, toàn huyện có 275 phương tiện về neo đậu an toàn tại các bến Mắt Rồng, bến cống Cả; cống Đông Xuân... số còn lại đang trên đường về bến hoặc neo đậu tại Đồ Sơn, Cát Bà, tỉnh Quảng Ninh... Huyện thành lập tiểu ban phòng chống bão số 2; yêu cầu các đơn vị chức năng khẩn trương liên lạc, thông báo các phương tiện còn trên biển về nơi trú ẩn; quản lý chặt chẽ, không cho tàu thuyền ra khơi. Bên cạnh đó, huyện yêu cầu các chủ ao, đầm nuôi thủy sản, khẩn trương di dời vào vị trí an toàn; lên phương án di dân các xã có dân ven đê (Lập Lễ, Phả Lễ, Thủy Triều, An Lư...) với tổng số 666 hộ, hơn 2700 nhân khẩu đến nơi an toàn; chỉ đạo di dời các phương tiện khai thác đất đá, đề phòng sạt lở núi. Đồng thời chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức lực lượng xung kích hộ đê, lực lượng tìm kiếm cứu nạn và chuẩn bị vật tư, phương tiện phòng chống lụt bão theo phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng đề phòng khi có tình huống xấu nhất xảy ra.

* Đồng chí Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố, Trưởng đoàn công tác số 3 kiểm tra công tác phòng chống bão số 2 tại trạm bơm Máy Đèn, dải trung tâm thành phố, khu tập thể Lam Sơn (quận Lê Chân) và Bệnh viện đa khoa Việt Tiệp.

Tại Trạm bơm Máy Đèn, từ chiều 16-7, Công ty TNHH MTV Thoát nước chỉ đạo hạ mực các mương hồ điều hòa đến mức nước đệm, bảo đảm khả năng trữ nước khi có mưa lớn cùng nước biển dâng. Chạy thử các trạm bơm tiêu thoát, chuẩn bị đủ vật tư, khắc phục ngay những hư hỏng để bảo đảm khả năng vận hành kể cả khi mất điện. Công ty phối hợp các dự án tháo dỡ các điểm hoành triệt để bảo đảm tiêu thoát nước nhanh nhất khi có mưa lớn. Đơn vị chỉ đạo toàn bộ lực lượng có mặt tại các điểm phân công khi mưa bão xảy ra để vớt rác trước các miệng ga thu, bật nắp cống khi cần thiết để tiêu thoát nước nhanh nhất. Tại dải trung tâm thành phố, BQL đã thực hiện cắt tỉa các cây trên toàn bộ khu vực quản lý, hạ thấp mực nước hồ Tam Bạc xuống 2,4m và triển khai các phòng chống lụt bão theo phương châm “4 tại chỗ”. Tại phường Lam Sơn (quận Lê Chân), địa bàn có nhiều nhà chung cư xuống cấp, đặc biệt là nhà A42 và U19 là các lô nhà xuống cấp nguy hiểm, chiều 17, chính quyền địa phương tuyên truyền, kêu gọi các hộ dân sơ tán đến trụ sở UBND và công an phường, trường học trước 14 giờ ngày 18-7 để bảo đảm an toàn cho người dân. Quận cũng triển khai phương án di dời các hộ dân đang sinh sống tại một số lô nhà xuống cấp của phường An Dương đến các khu nhà kiên cố, chuẩn bị phương án nước tràn qua đê tại phường Vĩnh Niệm.

Phó chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam ghi nhận tinh thần chủ động của Công ty Thoát nước, đồng chí yêu cầu công ty thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND thành phố về công tác phòng chống bão số 2 với tinh thần khẩn trương nhất. Tính toán hợp lý hạ thấp mực nước các hồ điều hòa; nạo vét cống, vớt bèo, vật cản các kênh mương thoát nước; kiểm tra hệ thống bơm, máy nổ, các phương tiện, thiết bị để sẵn sàng phục vụ tốt nhất khi có mưa bão; tổ chức ứng trực nghiêm túc trước, trong và sau bão; quan tâm đến người lao động. Đồng chí cũng yêu cầu lãnh đạo quận Hồng Bàng tiếp tục rà soát kiểm tra các công trình trên địa bàn, chằng chống công trình xuống cấp; riêng dải trung tâm cần rà soát các cây có tán lá rộng để cắt tỉa; chuẩn bị đầy đủ các phương tiện phòng chống bão như đèn, ủng, áo mưa, chuẩn bị tốt hậu cần cho lực lượng phòng chống bão. Ghi nhận tinh thần chủ động phòng chống bão của quận Lê Chân, đồng chí yêu cầu địa phương kiên quyết di dời dân ra khỏi các nhà xung yếu; bố trí lực lượng ứng trực tại đê sông Lạch Tray; rà soát phương tiện tham gia phòng chống bão, kiên quyết không để thiệt hại về người, tài sản, sau bão có kế hoạch sửa chữa ngay các nhà xuống cấp, kể cả trụ sở UBND phường Lam Sơn. Tại Bệnh viện đa khoa Việt -Tiệp, đồng chí yêu cầu lãnh đạo bệnh viện rà soát kế hoạch phòng chống bão; ngay trong chiều 17-7 phải chằng chống công trình đang thi công dễ gây nguy hiểm khi có bão; cắt hạ cây to, tán rộng; tăng cường các kíp trực, nhất là khoa hồi sức cấp cứu và khoa ngoại, các đội cấp cứu bên ngoài; chuẩn bị đủ cơ số thuốc, phương tiện cấp cứu sẵn sàng phục vụ nhân dân bị ảnh hưởng do bão gây ra...

* Huyện Bạch Long Vỹ họp bàn các phương án phòng, chống bão số 2, tuyên truyền, vận động nhân dân, các cơ quan, đơn vị chằng, chống nhà cửa, kho tàng, bảo đảm an ninh trật tự trước, trong và sau cơn bão. Ban Chỉ huy PCLB&TKCN huyện, Đồn Biên Phòng Bạch Long Vỹ và các lực lượng trên địa bàn huyện phối hợp vận động các chủ phương tiện khẩn trương đưa tàu thuyền về đất liền và đưa một số phương tiện dưới âu cảng lên bờ tránh bão. Theo thống kê của Ban Chỉ huy PCLB&TKCN huyện, đến 8 giờ 30 ngày 17-7, huyện tuyên truyền, thông báo tới 438 phương tiện và hơn một nghìn lao động đang hoạt động trên khu vực biển đảo Bạch Long Vỹ về diễn biến và hướng di chuyển của cơn bão; Vận động 183 phương tiện với 661 lao động về đất liền tránh bão; đưa lên bờ tránh bão cho 250 phương tiện thuyền nan với gần 400 lao động. Số ngư dân và bà con làm nghề dịch vụ tại âu cảng được vận động lên bờ tránh trú bão tại Ban Quản lý Cảng, Đồn biên phòng Bạch Long Vỹ, Liên đội TNXP và được bảo đảm chỗ ăn nghỉ, lương thực, nước uống đầy đủ.

Ban Chỉ huy PCLB&TKCN huyện tiếp tục triển khai công tác phòng chống bão, đảm bảo an toàn về người và tài sản

* Huyện Tiên Lãng tập trung phòng, chống, đối phó với cơn bão số 2. Đến cuối chiều 17-7, các địa phương ven biển kêu gọi hơn 300 phương tiện tàu, thuyền vào nơi neo đậu, trú ẩn an toàn. Đồng thời thông tin kịp thời tới những hộ dân sống chung quanh khu vực ven sông, ven biển, khu NTTS ở các xã Vinh Quang, Đông Hưng, Tiên Hưng, Tây Hưng, Hùng Thắng, Tiên Minh khẩn trương di chuyển vào nơi an toàn. Huyện thành lập nhiều đoàn công tác tới cơ sở kiểm tra hệ thống đê, kè cống xung yếu; phân công cán bộ, lực lượng đến các cụm, trạm cùng các xã chỉ đạo biện pháp ứng phó với bão; bố trí lực lượng tuần tra, canh gác đảm bảo an toàn trật tự tại công sở, trường học, kho tàng, bến bãi, công trình công cộng. Các lực lượng phòng chống bão từ huyện tứoi các xã ứng trực thường xuyên tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ. Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi huyện phối hợp các địa phương kiểm tra cống, trạm bơm tiêu, khơi thông dòng chảy trên các tuyến kênh, mương; chủ động tiêu thoát nước đệm trên hệ thống kênh, mương trên địa bàn.

* Huyện An Dương tổ chức đoàn công tác kiểm tra hệ thống đê, kè cống xung yếu, huy động lực lượng, phương tiện, vật tư chủ động ứng phó bão số 2.

Trước đó, huyện An Dương có công điện gửi các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin về diễn biến cơn bão để mọi người dân biết chủ động phòng, chống bão. Huyện yêu cầu các địa phương trực ban 24/24 giờ, khẩn trương thông báo tới các chủ phương tiện có tàu, thuyền đang hoạt động ở trên sông, hộ NTTS biết để có biện pháp chủ động phòng, tránh; triển khai phương án phòng, chống ngập, úng, bảo vệ lúa mới cấy, hoa, cây cảnh, rau màu; Triển khai các biện pháp bảo vệ các vị trí đê điều xung yếu, cửa khẩu quai đê, công trình đang thi công. Các địa phương tuyên truyền tổ chức, cá nhân gia cố, chằng chống nhà cửa, bảo vệ các công trình công cộng, nhà ở, trường học, hệ thống điện, giao thông, cây xanh; Chủ động phương án sơ tán nhân dân ở các khu vực xung yếu ven sông, vùng ngoài đê quốc gia; chuẩn bị lực lượng, phương tiên cứu hộ, cứu nạn, vật tư sẵn sàng ứng cứu khi có lệnh của Ban Chỉ huy PCLN, TKCN huyện. Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi An Hải kiểm tra, bổ sung cánh phai ở những cống xung yếu; hạ mực nước đệm trên hệ thống kênh mương thủy nông..

* Ban chỉ huy PCLB-TKCN huyện Kiến Thụy tổ chức kiểm tra hệ thống đê, các trọng điểm xung yếu, kêu gọi tàu thuyền tránh trú bão. Hiện có gần 20 km đê sông, biển, nhiều km kè lát mái, 16 cống qua đê được tu sửa trước mùa mưa bão. 258 các loại tàu thuyền với 962 lao động (có 36 tàu vươn khơi/475 lao động) về nơi tránh trú bão an toàn; 105 tàu đỗ tại bến Quan Chánh và bến Nam Hải; 5 tàu khai thác xa bờ hiện đang tu sửa tại bến Thủy Giang (quận Dương Kinh); 19 tàu ven bờ đậu tại bến Thủy Giang (quận Dương Kinh); các tàu ven bờ còn lại đậu tại lạch các cống Đồng Thẻo, Hòa Bình, Cổ Tiểu thuộc khu vực sông Văn Úc. Huyện chủ động thông báo tình hình cơn bão cho các trang trại chăn nuôi trên địa bàn, chỉ đạo trạm Khai thác công trình thủy lợi Kiến Thụy, Trạm tiêu Cổ Tiểu hạ mực nước đệm đề phòng mưa lớn kéo dài gây ngập úng ảnh hưởng đến hơn 1.000 ha nuôi trồng thủy sản (trong đó có 235 ha ngao nuôi nước mặn) và 3.500 ha gieo cấy lúa. Chủ động phương án di dân đối với 187 hộ ở phía ngoài đê đê sông, biển ở các xã Đại Hợp, Đoàn Xá, Tân Trào, Kiến Quốc, Ngũ Phúc, Ngũ Đoan; chỉ đạo xã Đại Hợp phối hợp Đồn biên phòng Đoàn Xá thông báo cho 62 lao động ở 59 chòi nuôi ngao trên biển vào bờ tránh bão trước 15 giờ ngày 18-7; nạo vét, khơi thông dòng chảy, bảo đảm tiêu thoát nước cho các tuyến kênh tưới tiêu khi có mưa lớn.

* Công ty Điện lực Hải Phòng họp khẩn với lãnh đạo chủ chốt các đơn vị (sáng 17-7) triển khai phương án ứng phó bão số 2. Ngay sau đó, công ty tổ chức các đoàn tới các địa bàn quản lý điện để chỉ đạo cụ thể. Công ty yêu cầu các Điện lực, XNQLlưới Điện cao thế triển khai phương án PCLB&TKCN của đơn vị (trong đó lưu ý các cột vượt sông vượt biển); dừng các công việc không cần thiết, tập trung cho PCLB, kiểm tra lại hệ thống cấp điện cho các phụ tải quan trọng, các trạm bơm tiêu úng trên địa bàn quản lý; chuẩn bị đủ phương tiện, dụng cụ, máy phát điện và hệ thống chiếu sáng dự phòng, thông tin liên lạc khi bão đổ bộ vào ban đêm. Xí nghiệp quản lý lưới điện cao thế bố trí một tổ công tác và trang thiết bị, vật tư thiết yếu tăng cường trạm 110kV Cát Hải và Điện lực Cát Hải, phục vụ cho công tác khắc phục hậu quả bão số 2. Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống bơm chống úng các trạm 110kV bảo đảm vận hành tốt trước 16 giờ ngày 17- 7.

Công ty cũng yêu cầu các Điện lực và các đơn vị liên quan liên hệ chặt chẽ với BCH PCLB&TKCN các quận, huyện để phối hợp trong công tác xử lý thu dọn các cây đổ vào đường dây, khắc phục hậu quả lụt bão, bảo vệ tài sản lưới điện; thông báo đến tất cả các khách hàng có trạm biến áp riêng chủ động kiểm tra hệ thống điện nội bộ đảm bảo an toàn trước trong và sau bão; kiểm tra lại phương án cấp điện cho các trạm bơm tiêu úng của thành phố và Đài Thiên văn Phù Liễn, các phụ tải ưu tiên; khẩn trương đôn đốc thi công hai công trình cấp điện mạnh cho các trạm bơm tiêu úng Cộng Hiền, Thượng Đồng( Vĩnh Bảo), Bát Trang (An Lão) trước 14giờ ngày 17- 7 phục vụ các trạm bơm tiêu úng

Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay

Shop Hoa Tươi Kim Liên

67 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam
MẪU HOA CÙNG DANH MỤC
MẪU HOA ĐÃ XEM
SẢN PHẨM KHUYẾN MÃI
big_sale_1_636195595976825783
Miễn phí giao hoa
Tới nội thành 63 tỉnh và 150 quốc gia
Cam kết dịch vụ
Cam kết hoa tươi, đúng mẫu
Mẫu hoa đa dạng
Hàng trăm mẫu hoa theo yêu cầu
Giao hoa theo yêu cầu
Giao hẹn giờ, mặc đồng phục...
CHỌN THEO MÀU HOA
CHỌN THEO SỐ CÀNH
CHỌN THEO KIỂU CHẬU