Điện thoại: 0948772739– 0975741002 (có Zalo)
Địa chỉ: Số 616-618 – Hoàng Hoa Thám, Hà Nội
Email: sales3.bhworld@gmail.com
Điện thoại: 0945500700(có zalo)– 0975.74.1002
Địa chỉ: Số 28/02 đường số 45 quận Thủ Đức
Email: vuonlanbaongoc@gmail.com
Lượt xem 129
0 VND
Đánh giá 0 lượt đánh giá
Phát huy giá trị không gian Hội Gióng trong phát triển du lịch (14:34 02/08/2014)
HNP - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị không gian Hội Gióng để phục vụ phát triển du lịch bền vững, góp phần vào sự phát triển văn hóa - kinh tế - xã hội tại 2 huyện Gia Lâm và Sóc Sơn cùng một số địa phương khác trên địa bàn Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Hà Nội đã xây dựng Đề án "Phát huy giá trị không gian Lễ hội Gióng tại Gia Lâm và Sóc Sơn". Đề án tới nay đã cơ bản hoàn thiện và sẽ quảng bá được giá trị di sản Hội Gióng đến khách du lịch trong nước và quốc tế.
Lễ hội Gióng tại Phù Đổng
Hiện trạng du lịch chưa phát triển xứng tiềm năng
Hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (Sóc Sơn) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cách đây 4 năm, khẳng định những giá trị có một không hai của di sản này. Sức sống mãnh liệt của Hội Gióng cũng đã được kiểm chứng qua thời gian hàng trăm năm với sự tham gia tự nguyện của cộng đồng. Đề án đã khẳng định, gắn với hội Gióng ở Phù Đổng là hệ thống di tích dày đặc, kho tàng di sản phi vật thể phong phú; ở đền Sóc là phong cảnh sơn thủy hữu tình và một chuỗi di tích vệ tinh. Những yếu tố đó đủ để đưa hội Gióng và không gian hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc trở thành điểm đến hấp dẫn quanh năm. Song hiện nay, do sự đầu tư, khai thác chưa hợp lý nên di sản chưa được quảng bá rộng rãi, chưa biến thành tài sản có giá trị sinh lời cao. Ngoài thời điểm diễn ra Hội Gióng (vào tháng 4 âm lịch, trong đó tập trung vào 3 ngày diễn ra Hội) là có khách thập phương đông (chủ yếu là khách nội địa), còn lại, toàn bộ thời điểm khác trong năm, di sản này vắng khách.
Đặc trưng của Hội Gióng ở Phù Đổng (Gia Lâm) là du lịch di sản gắn với du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. Tiềm năng du lịch di sản lớn nhất ở đây chính là Hội Gióng - di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và quần thể di tích đền Phù Đổng - di tích Quốc gia đặc biệt. Cùng với hệ thống di sản vật thể gồm 10 điểm chính như: Đền Thượng, đền Hạ, chùa Kiến Sơ, Cố Viên…, các phong tục, tập quán, nghi lễ của đời sống cộng đồng dân cư. Song song với nghề trồng lúa nước lâu năm, người dân phát triển nghề phụ như chăn nuôi bò sữa, trồng cây cảnh… là tiềm năng cho phát triển du lịch trải nghiệm. Song, theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa, đây vẫn là 1 “điểm trắng” về du lịch khi chưa có định hướng, chính sách, cơ cấu tổ chức phục vụ mục tiêu phát triển du lịch. Công tác quản lý mới chỉ gói gọn trong việc bảo vệ di tích… Sự hạn chế về nhiều mặt khiến lượng khách hàng năm đến đền Gióng ở Phù Đổng chỉ rơi vào khoảng 22.000 - 25.000 lượt người, vào năm hội chính thì nhiều hơn với 10.000 - 15.000 lượt người.
Còn đặc trưng không gian Hội Gióng tại Sóc Sơn chủ yếu gắn với khu di tích văn hóa đền Sóc gồm một quần thể liên hoàn gồm: Đền Hạ, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng và tượng đài Thánh Gióng trên đỉnh núi Chồng. Hội Gióng đền Sóc Sơn là lễ hội lớn có sự tham gia của nhiều thôn, làng lân cận. Điểm độc đáo là khi hội chính tổ chức ở đền Sóc thì các hội khác ở các điểm di tích thờ Thánh Gióng nằm trong hệ thống “vệ tinh” đều có tục rước bát hương từ đền Sóc về đền của mình… Mặc dù khác biệt lớn nhất so với đền Phù Đổng là Sóc Sơn đã trở thành điểm du lịch, song cách thức khai thác du lịch ở đây vẫn còn thiếu chuyên nghiệp. Các điểm di tích cũng như cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp ở khu vực đền Sóc nằm trong không gian làng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng cho cộng đồng dân cư sở tại là chính… Khách đến đền Gióng tại Sóc Sơn diễn ra quanh năm, trung bình khoảng 70 đến 80 vạn khách, trong đó, số lượng khách du lịch trong 3 tháng đầu năm chiếm khoảng 80% số khách của cả năm.
Phát triển du lịch song song với bảo tồn, phát huy giá trị di tích
Với tiềm năng sẵn có, lễ Hội Gióng hoàn toàn có đủ tố chất để phát huy giá trị không gian hội Gióng gắn với phát triển du lịch bền vững. Để làm được điều này, trong Đề án "Phát huy giá trị không gian Lễ hội Gióng tại Gia Lâm và Sóc Sơn", Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa đã đề xuất một số mô hình. Cụ thể, với hội Gióng ở Phù Đổng, cần ưu tiên hoàn thiện hạ tầng du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng bảo tàng cộng đồng, xây dựng các sản phẩm du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng, hệ thống bảng thông tin, chỉ dẫn, các dịch vụ cơ bản (nhà nghỉ trong dân, ăn uống, thuê xe đạp…). Trong tương lai, khu di tích đền Phù Đổng cần được kết nối với các di tích tiêu biểu ở khu vực phía đông Hà Nội nhằm tạo chuỗi sản phẩm du lịch liên hoàn. Theo ông Nguyễn Văn Huy, Trung tâm nghiên cứu và phát huy giá trị Di sản văn hóa: Ở Phù Đổng tuy chưa phát triển bằng Sóc Sơn, nhưng lại có tiềm năng du lịch quốc tế vì các di sản tập trung, đa dạng, tính cộng đồng cao, mô hình quản lý cộng đồng hiện tại phù hợp xu thế quốc tế, đầu tư tốt sẽ là điểm du lịch mới của Hà Nội. Vì vậy, định hướng để phát triển du lịch ở đây là xây dựng dự án kết nối các di sản tạo thành các hành trình du lịch giữa đền Phù Đổng, Hội Gióng và không gian sống với cảnh quan, đường làng, ngõ xóm. Khách du lịch có thể đồng thời trải nghiệm về di sản vật thể, phi vật thể và cuộc sống đương đại của nông dân đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh đó, kết nối Hội Gióng ở Phù Đổng với các di sản nổi bật khác trong khu vực phía Đông của Hà Nội để tạo thành một sản phẩm du lịch di sản, du lịch văn hóa và tâm linh. Có thể kết nối Hà Nội và Bắc Ninh để hình thành tuyến du lịch liên tỉnh đến đền Đô, chùa Phật Tích, chùa Dâu, chùa Bút Tháp hay các làng Quan họ cổ…
Khác với Phù Đổng, cơ sở hạ tầng du lịch khu vực đền Sóc đã tương đối hoàn thiện, vì vậy, hướng phát triển du lịch ở đây được xác định là đổi mới sản phẩm du lịch, mở rộng các hình thức du lịch trải nghiệm thông qua việc kết nối trung tâm đền Sóc với các làng nghề truyền thống ở ngay chính huyện Sóc Sơn, với các điểm di tích thờ Thánh Gióng trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách. Trong đó, kết nối trung tâm đền Sóc với một số thôn có thờ Thánh Gióng và một số làng nghề ở xung quanh không gian đền để tạo thành một sản phẩm du lịch như: làng tre trúc Thu Thủy, làng mây tre đan Lai Cách, làm hoa tre Vệ Linh; khai thác tiềm năng du lịch di sản, văn hóa và trải nghiệm nghề thủ công với đời sống nông thôn…
Nhìn chung, phát huy giá trị không gian Hội Gióng tại Gia Lâm và Sóc Sơn sẽ không làm thương mại hóa lễ hội, không làm biến đổi giá trị thực của Hội Gióng. Trái lại, có thể phát huy tốt vai trò đích thực của cộng đồng, tạo cơ hội cho cộng đồng tự giới thiệu về di sản của mình, đa dạng hóa các trải nghiệm di sản. Đây sẽ là những nhân tố đảm bảo phát triển du lịch bền vững tại Gia Lâm và Sóc Sơn.
Quỳnh Anh
Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Shop Hoa Tươi Hường
Shop Hoa Lan Hồ Điệp
Địa chỉ: Số 28/02 đường 45, p.Hệp Bình Chánh, q.Thủ Đức
Điện thoại: 0945.232.241
Email: sales3.bhworld@gmail.com