Shop Hoa Lan Bảo Ngọc
logolanhodiephanoi
Hà Nội:

Điện thoại: 09487727390975741002 (có Zalo)
Địa chỉ: Số 616-618 – Hoàng Hoa Thám, Hà Nội
Email: sales3.bhworld@gmail.com

TP.Hồ Chí Minh:

Điện thoại: 0945500700(có zalo)0975.74.1002
Địa chỉ: Số 28/02 đường số 45 quận Thủ Đức
Email: vuonlanbaongoc@gmail.com

Danh mục sản phẩm
Quảng cáo
hoahongdep760c7835e560003e59711447x335
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 16
Trong ngày: 135
Trong tuần: 1422
Lượt truy cập: 3006482

Shop Hoa Tươi Hồng Hạnh

Shop Hoa Tươi Hồng Hạnh
shop-hoa-tuoi-hong-hanh - ảnh nhỏ  1

Lượt xem 169

0 VND

Đánh giá 0 lượt đánh giá

Cần điều chỉnh quy tắc khi triển khai bảo hiểm tôm nuôi
Cập nhật lúc : 2:47 PM, 30/07/2014
Ảnh minh họa - nguồn internet.
(eFinance Online) - Theo báo cáo của các địa phương và doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), có 5/20 tỉnh, thành phố tham gia bảo hiểm thủy sản. Trong số các tỉnh triển khai bảo hiểm thủy sản, Sóc Trăng là tỉnh có số lượng hộ nông dân tham gia bảo hiểm nhiều nhất với 3.400 hộ, với diện tích tham gia bảo hiểm là 3.214 ha.

Đã bồi thường 669,5 tỷ đồng bảo hiểm thủy sản

Báo cáo kết quả thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định só 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ cho thấy, trong 3 năm triển khai thí điểm có 7.487 hộ nông dân/tổ chức sản xuất tham gia bảo hiểm thủy sản, trong đó có 2.054 hộ nghèo, 300 hộ cận nghèo, 5.133 hộ thường tham gia bảo hiểm. Trong số 5 tỉnh triển khai bảo hiểm thủy sản, Sóc Trăng là tỉnh có số lượng hộ nông dân tham gia bảo hiểm nhiều nhất với 3.400 hộ; tiếp theo là tỉnh Bến Tre với số lượng hộ nông dân tham gia bảo hiểm là 1.718 hộ; tỉnh Bạc Liêu với số lượng hộ nông dân tham gia bảo hiểm là 1.465 hộ; tỉnh Cà Mau với số lượng hộ nông dân tham gia bảo hiểm là 811 hộ.

Về tổng điện tích tham gia bảo hiểm, Sóc Trăng là tỉnh có diện tích thủy sản tham gia bảo hiểm nhiều nhất 3.214 ha; tiếp đó là Bạc Liêu 1.543 ha; Bến Tre 705 ha; Cà Mau 284 ha; Trà Vinh 57 ha.

Tổng giá trị thủy sản được bảo hiểm trong thời gian thí điểm là 2.883,7 tỷ đồng. Tổng doanh thu phí bảo hiểm thủy sản là 218,2 tỷ đồng, trong đó Sóc Trăng là tỉnh có doanh thu phí bảo hiểm thủy sản cao nhất với 85,3 tỷ đồng.

Tổng số tiền thực bồi thường bảo hiểm thủy sản rất cao 669,5 tỷ đồng. Sóc Trăng là tỉnh có số tiền thực bồi thường bảo hiểm thủy sản cao nhất là 250,1 tỷ đồng; Trà Vinh 47,6 tỷ đồng. Nguyên nhân tổn thất lớn là do rủi ro bệnh dịch gia tăng, xảy ra trên diện rộng, đồng loạt theo mùa ở tất cả các tỉnh triển khai bảo hiểm thủy sản như bệnh gan thận mủ đối với cá, bệnh hoại tử gan tụy đối với tôm.

Đề nghị giảm tỷ lệ phí bảo hiểm tôm

Trong số các đối tượng bảo hiểm thủy sản, tôm nuôi chịu tác động mạnh của các yếu tố thiên nhiên như khí hậu, thời tiết, môi trường nên dễ mắc bệnh và thường xuyên xảy ra rủi ro. Chính vì thế, trong quá trình thí điểm BHNN, tỷ lệ tổn thất khá cao. Mức độ thiệt hại về tài chính lớn, vượt quá năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.

Theo ông Hoàng Xuân Điều - Trưởng ban bảo hiểm nông nghiệp - Tập đoàn Bảo Việt, trong thời gian thí điểm, các DNBH đã phối hợp với Bộ Tài chính có sự điều chỉnh sản phẩm sao cho hài hòa giữa quyền lợi bảo hiểm cũng như khả năng thích ứng của DNBH. Tuy nhiên sự điều chỉnh đó vẫn ở mức cao.

BHNN muốn triển khai được thì phải có sự hài hòa giữa DNBH - người dân cùng những rủi ro được xác định trước. Nếu triển khai tiếp BH cho mặt hàng tôm nuôi thì cần có sự điều chỉnh sản phẩm bảo hiểm. Cụ thể, là điều chỉnh tỷ lệ phí bảo hiểm tôm từ 13,77% xuống 9,72%, bởi mức phí đang áp dụng vẫn là khá cao và chưa thu hút được người dân cùng các tổ chức tham gia.

Cho đến nay, sau thời gian thí điểm kết thúc, chương trình bảo hiểm cho tôm nuôi đã dừng, tuy nhiên, Tập đoàn Bảo Việt đề xuất tiếp tục triển khai BH cho đối tượng này, tuy nhiên cần điều chỉnh lại quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm để tránh tình trạng tỷ lệ tổn thất quá cao như trong thời gian thí điểm.

Đồng tình với ý kiến trên, đại diện của Tập đoàn Bảo Minh cũng đưa ra ý kiến cần tăng cường công tác đánh giá rủi ro trước khi nhận bảo hiểm và kiểm soát rủi ro trong thời hạn bảo hiểm, tăng cường lực lượng tại chỗ của doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh đó, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin của địa phương và của các doanh nghiệp bảo hiểm, nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện kiểm soát, kiểm tra, xác định, đánh giá đối tượng bảo hiểm, rủi ro bảo hiểm, tiêu chuẩn quy trình sản xuất, canh tác.

“Không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì sẽ khó tiếp tục triển khai BHNN”

Bản chất bảo hiểm nông nghiệp là sản phẩm bảo hiểm chứa đựng rất nhiều rủi ro và khó kiểm soát. Việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp còn khá mới mẻ nên không tránh được việc thiếu kinh nghiệp triển khai của các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm cũng như Bộ, Ban, ngành. Thêm vào đó, với tâm lý của người nông còn trông chờ, ỷ lại vào chương trình hỗ trợ, không muốn phải nộp phí bảo hiểm nhưng vẫn được bồi thường đang là một số những trở ngại cho việc triển khai BHNN trong thời gian tới.

Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả các nước trên thế giới, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì sẽ rất khó để tiếp tục triển khai. Vì thế, từ góc nhìn của DNBH, ông Hoàng Xuân Điều - Trưởng ban bảo hiểm nông nghiệp - Tập đoàn Bảo Việt kiến nghị ngoài việc hoàn thiện lại chính sách tạo nền tảng thì để triển khai loại hình BH này cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, cần có quyết định, chỉ đạo của Chính phủ thì các doanh nghiệp BH mới có thể tiếp tục triển khai trong thời gian tớ

Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay

Shop Hoa Tươi Hồng Hạnh

41 Hoàng Diệu 1, Sóc Trăng, Vietnam
MẪU HOA CÙNG DANH MỤC
MẪU HOA ĐÃ XEM
SẢN PHẨM KHUYẾN MÃI
big_sale_1_636195595976825783
Miễn phí giao hoa
Tới nội thành 63 tỉnh và 150 quốc gia
Cam kết dịch vụ
Cam kết hoa tươi, đúng mẫu
Mẫu hoa đa dạng
Hàng trăm mẫu hoa theo yêu cầu
Giao hoa theo yêu cầu
Giao hẹn giờ, mặc đồng phục...
CHỌN THEO MÀU HOA
CHỌN THEO SỐ CÀNH
CHỌN THEO KIỂU CHẬU