Điện thoại: 0948772739– 0975741002 (có Zalo)
Địa chỉ: Số 616-618 – Hoàng Hoa Thám, Hà Nội
Email: sales3.bhworld@gmail.com
Điện thoại: 0945500700(có zalo)– 0975.74.1002
Địa chỉ: Số 28/02 đường số 45 quận Thủ Đức
Email: vuonlanbaongoc@gmail.com
Lượt xem 431
1.500.000 VND
Đánh giá 0 lượt đánh giá
Chuyện tình Lan & Điệp qua góc nhìn của đạo Phật (*)
Kiểu đọc sách
(TG&DT) - Tiếng chuông Chùa ngân vang trầm hùng thanh thoát, nhưng Lan đã nghe với một khuynh hướng sai lầm. Nếu Lan muốn cắt tóc quên đời thì nàng không nên vào Chùa, bởi chùa không phải là chỗ để làm việc đó. Chùa của Phật giáo là nơi để rèn luyện tu sửa, là trường thi làm Phật
Chuyện Tình Lan và Điệp là một câu chuyện tình hư cấu nổi tiếng ở Việt Nam trong gần 8 thập kỷ qua. Câu chuyện tình này đã được nhiều người ví như một câu chuyện tình Romeo và Juliet hay Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài của Việt Nam.
Nguyên tác văn học
Câu chuyện được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1933, qua tiểu thuyết Tắt Lửa Lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Câu chuyện nói về một mối tình lãng mạn, đầy trắc trở của một cô gái tên Lan và một chàng trai tên Điệp. Do mắc mưu của một ông quan Phủ ở một tỉnh lẻ, Điệp - một chàng tú tài nghèo - phải phụ tình vị hôn thê là Lan để cưới Thúy Liễu, con gái quan Phủ. Lan ôm mối tình tuyệt vọng bỏ nhà đến chùa xin cắt tóc đi tu. Cao trào của câu chuyện khi Điệp tìm được ngôi chùa mà Lan đang tá túc, thì cũng đúng lúc nàng trút hơi thở cuối cùng.
Tác phẩm Tắt Lửa Lòng đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của công chúng và đã được các nghệ sĩ chuyển thể ra nhiều hình thức khác nhau.
Sân khấu
Năm 1936, soạn giả Trần Hữu Trang đã viết chuyển thể từ nguyên tác thành kịch bản cho vở cải lương Lan và Điệp. Một số nghệ sĩ thành danh với vở kịch bản này như nghệ sĩ Năm Phỉ. Đến năm 1954, khi nghệ sĩ Năm Phỉ đã 47 tuổi, nhưng bà vẫn vào vai cô Lan 18 tuổi rất thành công. Sau nghệ sĩ Năm Phỉ, có nghệ sĩ Thanh Nga cũng được đánh giá rất cao trong vai diễn Lan…
Năm 1948, Hãng đĩa nhạc Asia đã cho thu âm vở cải lương này vào 4 đĩa nhựa với tựa đề Hoa Rơi Cửa Phật, với sự tham gia của các danh ca Tư Sạng (vai Lan), Năm Nghĩa (vai Điệp), Tám Thưa (Hòa thượng), Hồng Châu (tiểu Huệ Thông). Đĩa nhạc Hoa Rơi Cửa Phật đã nhanh chóng được phổ biến, lan đến Campuchia và Lào, đến mức người ta quên mất tên nguyên tác, mà chỉ còn nhớ Chuyện Tình Lan và Điệp.
Năm 1970, khi phong trào kịch nói lớn mạnh, ban kịch Kim Cương đã trình diễn vở kịch nói Lan và Điệp, do chính nghệ sĩ Kim Cương thủ vai Lan. Vở kịch này cũng thu hút được sự chú ý của khán giả không kém vở cải lương Lan và Điệp và đã nhanh chóng được phát trên truyền hình lúc đó.
Cùng thời điểm này, kịch bản cải lương Chuyện Tình Lan và Điệp của tác giả Loan Thảo với sự trợ giúp của soạn giả Thế Châu đã được thu thanh và trở thành bản ghi âm chuẩn mực nhất cho vở tuồng này tính đến hiện tại. Tham gia vở diễn là các giọng ca nổi tiếng như Chí Tâm (Điệp), Thanh Kim Huệ (Lan), Tú Trinh (Thúy Liễu), Hữu Phước (ông Tú - ba của Lan)...
70 năm sau, năm 2006, một lần nữa kịch bản của soạn giả Loan Thảo được tái dựng với sự tham gia của các nghệ sĩ Hoàng Nhất (Điệp), Hà My (Lan), Chấn Cường (Xuân), Bình Mập (bếp Sạc), Uyên Thảo (Thúy Liễu). Cùng thời điểm này sân khấu Trần Hữu Trang cũng mang đến khán giả bản dựng lại của kịch bản này với nghệ sĩ ưu tú Tấn Giao (Điệp) và Ngân Quỳnh (Lan).
Năm 2008, ca sĩ Minh Thuận gây tiếng vang lớn với vở ca vũ cải lương Lan và Điệp. Điểm đặc biệt là các vai diễn đều do các ca sĩ tân nhạc hát cải lương gồm Minh Thuận, Đàm Vĩnh Hưng (Điệp), Cẩm Ly, Phương Thanh, Hồng Ngọc, Thanh Thảo (Lan), Thu Minh (Thúy Liễu), Hữu Bình (ông Tú), Trung Dân và Cát Phượng (ông bà Cử), Vũ Hà (bếp Sạc), Quốc Đại (chú tiểu).
Âm nhạc
Ngay từ đầu thập niên 1940, soạn giả Viễn Châu đã viết bài vọng cổ cho vở cải lương. Đến lúc Hãng đĩa Asia thu đĩa, thì phần vọng cổ của ông được lấy tên là Hoa Rơi Cửa Phật, được thu âm tại Hãng đĩa Hồng Hoa. Nghệ sĩ Mộng Tuyền cũng từng được đánh giá rất thành công với bài hát này. Một danh ca khác là Út Bạch Lan cũng nổi tiếng với bài vọng cổ Hoa Rơi Cửa Phật…
Năm 1965, các nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng cùng phối hợp nhau sáng tác 4 bài tân nhạc Chuyện Tình Lan và Điệp, ký tên là Mạc Phong Linh và Mai Thiết Lĩnh. Các bài tân nhạc này cũng nhanh chóng được nhiều người thuộc, đặc biệt là bài số 1. Chuyện Tình Lan và Điệp đã trở thành một trong những bài hát được biết đến nhiều nhất tại miền Nam Việt Nam.
Không lâu sau, soạn giả Viễn Châu đã thử nghiệm viết thể loại Tân cổ giao duyên. Chuyện Tình Lan và Điệp tân cổ giao duyên đã trở nên một trong những bài hát đầu tiên và thành công nhất của ông trong thể loại này. Rất nhiều nghệ sĩ đã biểu diễn bài này, trong đó có cả giọng ca chuông ngân Lệ Thủy.
Phim ảnh
Năm 1972, Hãng phim Dạ Lý Hương khởi quay Tình Lan và Điệp, một bộ phim đen trắng 35mm dài 90 phút. Bộ phim do Lê Dân làm đạo diễn, với các diễn viên: Thanh Nga (Lan), Thanh Tú (Điệp), Bạch Tuyết (Thúy Liễu), Ba Vân (Quan Án), Ngọc Giàu (Bà Án), Năm Châu (Ông Tú), Kim Cúc (Bà Tú). Bộ phim đã có doanh thu cao nhờ ảnh hưởng từ các thể loại của tác phẩm này trước đó.
Tuy nhiên, sau 1975, số phận của tác phẩm khá ảm đạm, do chính quyền xếp vào loại ủy mị và đã bị cấm trong một thời gian dài. Mãi đến cuối thập niên 1980, cùng với sự xuất hiện của sách in, cải lương và kịch nói, bộ phim màu Lan và Điệp lại được khởi quay và trình chiếu vào năm 1990, do Trần Vũ và Nguyễn Hữu Luyện làm đạo diễn, với các diễn viên Như Quỳnh (Lan), Trần Thạch (Điệp), Hoàng Yến (mẹ Điệp), Thu An (bà bõ).
Thành tựu
Thành ngữ “Chuyện tình Lan và Điệp” thường được dùng để chỉ một mối tình khắng khít nhưng éo le giữa một đôi nam nữ. Từ nguyên tác Tắt Lửa Lòng, tác phẩm này đã được chuyển thể thành cải lương, kịch, chèo như dạng tích kinh điển được diễn đi diễn lại nhiều lần, và cũng đã dựng thành phim. Bên cạnh đó, cùng sự phổ biến bởi âm nhạc, có thể nói, khắp nước Việt Nam không ai không biết đến Chuyện Tình Lan và Điệp.
* * *
Trên đây là những thông tin về các tác phẩm Lan và Điệp mà Wikipedia đã cung cấp cho chúng ta, được sửa lần cuối vào lúc 9g30’ ngày 22/02/2011.
Về 4 bài tân nhạc Chuyện Tình Lan và Điệp được phổ biến ở Việt Nam lâu nay, sẽ được trích dẫn để lấy ý tứ cho bài bình luận này. Còn truyện Tắt Lửa Lòng, vở cải lương Chuyện Tình Lan và Điệp, vở tân cổ Lan và Điệp… quý đọc giả có thể search trên mạng để xem thêm nếu có nhu cầu tìm hiểu kỹ.
Tôi kể người nghe đời Lan và Điệp, một chuyện tình cay đắng,
Lúc tuổi còn thơ tôi vẫn thường mộng mơ đem viết thành bài ca.
Thuở ấy Điệp vui như bướm trắng, say đắm bên Lan
Lan như bông hoa ngàn, thương yêu vô vàn,
Nguyện thề non nước sẽ không hề lìa tan…
Chuyện của Lan và Điệp là những câu chuyện muôn thuở của nhân sinh. Định dạng của những câu chuyện này là kể về các tình yêu đôi lứa, sẽ trải qua những trắc trở nào đó, cuối cùng là một kết thúc có hậu hay một kết thúc đáng tiếc… Chuyện của Lan và Điệp là một chuyện tình cay đắng, vậy ta có thể biết được là nó có một kết cục đáng tiếc.
Chuông đổ chùa xa, chiều tan trường về, Điệp cùng Lan chung bước
Cuối nẻo đường đi, đôi bóng hẹn mùa thi, Lan khóc đợi người đi.
Lần cuối, gặp nhau Lan khẽ nói:
“Thương mãi nghe anh, em yêu anh chân tình.
Nếu duyên không thành, Điệp ơi Lan cắt tóc quên đời vì anh!”…
Tiếng chuông Chùa ngân vang trầm hùng thanh thoát, nhưng Lan đã nghe với một khuynh hướng sai lầm. Nếu Lan muốn cắt tóc quên đời thì nàng không nên vào Chùa, bởi chùa không phải là chỗ để làm việc đó. Chùa của Phật giáo là nơi để rèn luyện tu sửa, là trường thi làm Phật (Tuyển Phật trường) chứ đâu phải đơn giản. Sau này, khi duyên không thành, Lan quả thật đã đến Chùa và một vị thầy nào đó đã bất cẩn cho một kẻ giả trai, một kẻ thất tình đi tu. Xuống tóc rồi, Lan có an tâm tu hành được chút nào, cô ta đã phát tâm Bồ-đề bao giờ, nên “chú Điệp” lúc nào cũng chỉ nhớ đến chàng Điệp! (Lan đã lấy tên Vũ Khắc Điệp, tên của người yêu để đi tu ở một chùa Tăng.) Trong trường hợp của Lan, dân gian gọi là “tu hú” cũng chẳng sai.
Lan gói niềm riêng tìm quên lãng ngày qua bên mái chùa,
Sớm chuông chiều kinh mặc thời gian dần trôi trong tái tê.
Nàng không sao xóa tình yêu xưa cũ,
Dẫu cho con thuyền neo bến đường tu.
Lan không mong chờ, nhưng Lan bây giờ mấy ai nào ngờ!...
Một ly nước đã đổ, Lan có thể mong chờ được gì? Cái không mong chờ của Lan là không mong chờ mọi thứ vì đã quá mong chờ một thứ, mà bây giờ thứ ấy chỉ còn là dĩ vãng, đó là một tình yêu đẹp, trọn vẹn thủy chung. Thật tội nghiệp cho Lan, thân đã đến đạo tràng mà tâm vẫn chìm trong tình trường, nên xem như Lan chưa đến được Phật đài. Sự bế tắc trong tâm hồn của Lan quả thật có mấy ai ngờ...
Lỡ một cung đàn, phải chăng tình đời là vòng dây oan trái?
Nếu vì tình yêu, Lan có tội gì đâu sao vướng vào sầu đau?...
Ớt không cay người ta không ăn, chanh không chua người ta không dùng, mía không ngọt người ta không thích, thịt không béo người ta không ham… Cái sở thích hưởng dụng của người đời là phải có đủ đắng, cay, chua, chát, ngọt, béo, mặn, nồng, bùi, dai, giòn, bở, ngắn, dài, vuông, tròn… thì mới vừa lòng. Họ đã thường có khuynh hướng như thế, hiếu động, không bình lặng, chẳng thanh đạm, ưa sanh diệt tưng bừng hơn là cảnh giới tâm như như bất động mà tùy duyên hiện khắp. Vậy mà họ còn làm như thơ ngây tự hỏi “Phải chăng tình đời là vòng dây oan trái?”. Làm sao mà không oan trái cho được, khi khuynh hướng của nó ngay từ đầu đã như thế! Có đôi uyên ương nào mà chưa từng cắn đắn nhau? Có mối tình nào lại không được tô đắp bởi đủ thứ giận, hờn, thương, ghét?...
Nói về tội của Lan thì đó là dạng tội của Adam và Eva, là những tội chưa xử của nhân loại. Nhiều người đã lên tiếng rằng yêu không phải là một cái tội, rằng mọi điều đều có thể được tha thứ vì tình yêu, rằng tình yêu là nhân bản… Nhưng Thánh Kinh của Thiên Chúa giáo đã thẳng thắn gọi đó là tội tổ tông, là tội dòng, là tội di truyền, và vì cần thường phải sám hối nên đây cũng là tội chưa xử. Nếu chưa xử thì hôm nay chúng ta sẽ xử nó, giải phẫu nó, để trên thế gian này bớt đi những câu chuyện của Điệp và Lan.
Điệp ơi, duyên lỡ làng rồi thôi đành chờ kiếp sau.
Đừng đem ân tình thương nhớ đến đây chi thêm sầu!
Cánh cửa trần tu khép lại rồi mà chuông còn reo mãi,
Lan giận đời nên nàng cắt đứt dây chuông từ lưu luyến…
Yêu như Lan đã yêu là tình yêu có phần thật thà, thiếu hiểu biết. Điệp đã tìm đến giải thích rõ lý do mà Lan còn tự chuốc lấy sầu muộn làm gì nữa. Điệp đã là một nạn nhân chứ có sung sướng gì. Tình yêu là mơ còn hôn nhân lại là thật. Giấc mơ thường đẹp vì nó thường chủ quan theo ý riêng. Thực tế thường không đẹp bởi thực tế thường khách quan không theo ý riêng. Nếu Lan không hiểu được những điều đó thì kiếp sau lại chỉ làm khổ nhau mà thôi! Tốt nhất là đừng hứa hẹn gì khi lòng còn quá nhiều vướng bận.
Ai đã từng yêu, cảm thông nỗi niềm đau thương với nàng
Mối tình đầu tiên nàng đành chôn vùi theo bướm hoa.
Sầu cho thân gái tình duyên ngang trái,
Tiếng chuông đêm dài như tiếng thở than,
Như đem tin buồn, như gieo hoang tàn đến cho đời nàng!...
Quả thật như thi hào Nguyễn Du đã nói:
Người sầu cảnh cũng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!
Phật pháp đã chỉ rõ tướng của các pháp đều là giải thoát, buồn hay vui chính là do tâm sanh sự, tiếng chuông chùa vốn chẳng hề làm phiền ai cả… Tiếng chuông chùa ban đêm đã được cảm ứng là dài như tiếng thở than chỉ với những cái tâm như cô Lan mà thôi. Các nhạc sĩ, nghệ sĩ, ca sĩ và các khán thính giả Việt Nam suốt 80 năm qua có như cô Lan không? Họ đã thường gieo trồng những hạt giống như thế vào tâm, chắc rằng dần dần họ cũng sẽ thành những người ủy mị như Lan không khác...
Đời Lan khác chi như một cành hoa xuân hương sắc sớm phai màu!
Một đêm gió mưa, bên ngọn đèn quạnh hiu Lan đã trút linh hồn.
Ngoài xa từng tiếng cú kêu sương ôi thê lương,
Gió than não nề trong màn đêm nghe đau thương,
Từng hồi chuông ngao ngán
Ngân dài như khóc than,
Tiễn một linh hồn!...
Thật đáng tiếc thay, thật đáng thương thay, một cô gái trẻ lỡ bị cùng đường quẩn lối! Nếu những lúc đó Lan có một người mẹ, hay một chị gái, hay một người thầy hiểu biết… thì có lẽ cuộc đời Lan sẽ tươi sáng hơn. Ảm đạm, thê lương thay tâm trạng của Lan trong những giờ phút cuối đời. Với tâm trạng đó dĩ nhiên Lan xuống địa ngục chứ có thể đi đâu. Phải chăng đây là sự lựa chọn khôn ngoan của một người có giáo dục?
Mộng tình đã vỡ, thương tiếc cánh hoa lan
Nụ cười đã tắt, có ai khóc cho nàng?
Nàng lìa trần gian,
Những câu chuyện Điệp và Lan
Thương mãi vô vàn!...
Mộng tình đã vỡ ư? Có lẽ là chưa, bởi nếu thật vỡ thì phải thấy nhẹ nhàng giải thoát chứ! Một mụt nhọt vỡ ra là đến lúc nó hết đau nhức, một mối nghi bùng vỡ là khi người ta bừng sáng, một giấc mộng tình đã vỡ là lúc người ta thức tỉnh… nói chung đều là tin mừng chứ sao còn thương tiếc? Mộng tình trong lòng Lan chưa vỡ mà mộng tình trong lòng mọi người cũng chẳng chịu vỡ nốt. Chẳng phải là mọi người đang dùng những tác phẩm Lan và Điệp này để tô đắp thêm thật nhiều mộng tình đó sao? Cho nên câu thơ đầu đoạn trên phải là: “Mộng tình lẩn quẩn, thương tiếc cánh hoa lan” thì mới thích hợp…
Người ơi chuyện xưa
Điệp yêu Lan tha thiết,
Khấn xin ơn trời cao
Khép đôi tim vào nhau
Đến khi bạc đầu!...
Một giấc mộng muôn kiếp! Ai cũng mong muốn chiếm hữu khi yêu. Tình yêu của Lan giành cho Điệp là tình yêu thường tình, chưa có đủ sự hiểu biết, tha thứ và nhẫn nại. Lan đã cho Điệp nhiều và dĩ nhiên là Điệp phải báo đáp. Tình yêu của Lan không phải là tình yêu vô điều kiện, nên nó cũng chứa sẵn những niềm thất vọng, giận dỗi, khổ đau… Thật là:
Âu cũng bởi lòng trần vọng niệm
Để xa rời một điểm chơn như,
Đường trần từ đó ngẩn ngơ
Càng rong ruổi bước càng mờ mịt xa!...
Trong khuynh hướng túy sanh mộng tử của người đời, Chuyện Tình Lan và Điệp đã được nhiều người tô vẽ và biết đến. Dưới tác động của sự mơ mộng chất chồng nhiều tầng lớp, Chuyện Tình Lan và Điệp đã trở nên nổi tiếng ở Việt Nam, được dùng làm món ăn tinh thần cho bao người đang hụp lặn trong tình trường. Biết bao người trên thế gian này đang mơ mộng và không ngừng mơ mộng, có lẽ vì giấc mơ thú vị hơn hiện thực họ đang sống.
Lan và Điệp đầu tiên là con đẻ của văn sĩ Nguyễn Công Hoan. Dần dần, Lan và Điệp là con tinh thần chung của biết bao người Việt Nam. Tại sao mọi người không sanh ra những đứa con hoàn hảo hơn chứ? Tại sao người ta cứ thích có những đứa con trai, con gái èo uột, mau nước mắt, cả đời sống trong bất hạnh đáng thương? Khi con cái sống bất hạnh thì kẻ làm cha mẹ có hạnh phúc không? Cưu mang hoài những đứa con ảo đó làm chi, chỉ thêm thúi ruột thúi gan...
Trong khuynh hướng tỉnh thức chánh niệm của hàng Phật tử, những câu chuyện Điệp và Lan đã được nhìn nhận thực tế. Với trí tuệ, các Phật tử đồng thời có được lòng từ bi thích đáng để hiểu và thương cho Điệp và Lan. Điệp và Lan đã sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh xã hội của họ. Cả hai người đều quá trẻ để có thể sống tự chủ trước những khuynh hướng, những định kiến và những gió bão của cuộc đời. Những giọt nước mắt thầm khóc mỗi ngày của Lan, những dòng lệ nghẹn ngào trong tim của Điệp là điều đáng được thông cảm.
Tuy thông cảm nhưng ta không chấp nhận, không ngâm nga hoài những câu chuyện bất hạnh và tiêu cực, không để mỗi ngày mỗi dệt ra những câu chuyện buồn thảm trong tâm tư. Ta nên sửa lại những tình tiết và đoạn kết của Chuyện Tình Lan và Điệp, để cuộc sống này có ý nghĩa hơn, để con người được hạnh phúc chân thật hơn. Xin hãy ghi nhớ lời dạy quý báu của cổ đức: “Ai đứng dưới chữ ÁI người đó là chúng sanh. Ai đứng trên chữ Ái, người đó là Phật vậy!”.
Hành Vân
Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Lan hồ điệp LHD-090
Shop Hoa Lan Hồ Điệp
Địa chỉ: Số 28/02 đường 45, p.Hệp Bình Chánh, q.Thủ Đức
Điện thoại: 0945.232.241
Email: sales3.bhworld@gmail.com