Shop Hoa Lan Bảo Ngọc
logolanhodiephanoi
Hà Nội:

Điện thoại: 09487727390975741002 (có Zalo)
Địa chỉ: Số 616-618 – Hoàng Hoa Thám, Hà Nội
Email: sales3.bhworld@gmail.com

TP.Hồ Chí Minh:

Điện thoại: 0945500700(có zalo)0975.74.1002
Địa chỉ: Số 28/02 đường số 45 quận Thủ Đức
Email: vuonlanbaongoc@gmail.com

Danh mục sản phẩm
Quảng cáo
hoahongdep760c7835e560003e59711447x335
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 33
Trong ngày: 760
Trong tuần: 1417
Lượt truy cập: 3004418

Lan hồ điệp LHD-007

Lan hồ điệp LHD-007
lan-ho-diep-lhd-007 - ảnh nhỏ  1

Lượt xem 128

2.700.000 VND

Đánh giá 0 lượt đánh giá

Cách chăm sóc chậu hoa phong lan sau khi mua về
18 September, 2013 Leave a comment

lan ho diep

Khi chúng ta mua chậu phong lan về chơi hoặc được ai đó biếu tặng, sau khi hoa tàn thì thời gian sau cây cũng suy yếu dần, lá rụng, thân khô và từ đó về sau cây không ra hoa nữa, nếu có thì hoa cũng rất kém: hoa ít, hoa nhỏ và màu sắc nhợt nhạt. Nguyên nhân ở đây là do chúng ta không chăm sóc hoa lan đúng cách. Sau đây là một số kinh nghiệm và bíquyết để khắc phục vấn đề trên:

Cây phong lan mới mua về đặt vào nơi thích hợp ngay. Để cây vào chỗ thoáng mát. Thường phải treo vào vườn lan có mái che phù hợp với yêu cầu cường độ ánh sáng của từng loại lan (vấn đề này tôi sẽ trình bày kỹ ở phần cuối bài). Không nên treo lẻ lôi trước mái hiên nhà hoặc ở nơi ánh sáng trực xạ sẽ làm cây bị cháy lá và hạn chế quá trình quang tổng hợp của phong lan.

Không nên thay đổi vị trí cây một cách liên tục, cây sẽ không thích nghi kịp hướng sáng, ẩm độ… Hoa sẽ dễ bị rụng.

Tưới phân NPK 20-20-20 xen kẽ với 10-30-30 trong suốt thời kỳ cây mang hoa. Tỷ lệ phân đa lượng này sẽ giúp hoa lâu tàn, giữ màu sắc đậm đà, rực rỡ. Loại phân trên thị trường rất đa dạng, thường phân NPK sẽ được phối trộn thêm các chất vi lượng cần thiết. Các bạn có thể hỏi mua tỉ lệ NPK này ngoài các cửa hàng phân bón cây trồng. Nhờ tư vấn nồng độ, khoảng cách thời gian giữa các lần tưới cho phù hợp với loại phân đã lựa chọn.

Đừng để cành hoa quá lâu trên cây. Khi thấy cành hoa còn lắc đắc vài bông ở ngọn đã tàn thì ta nên cắt bỏ để dưỡng cây.

Sau khi cắt bỏ cành hoa là thời kỳ chắm bón, phục hồi sức sống cho cây phong lan. Chế độ nắng vừa phải, tưới phân hóa học NPK 20-20-20. Thời kỳ này nên bổ sung thêm các loiaj phân hữu cơ khác như phân cá, bánh dầu, phân chiết xuất từ phế thải động thực vật.

Sau thời kỳ dưỡng cây (thường là từ 3 đến 4 tháng) cây tươi tốt, khỏe mạnh là lúc chúng ta có thể xử lý cho cây ra hoa trở lại. Khi giả hành mới (tức nhánh phong lan con mới nảy ra từ gốc cây mẹ) cao bằng ½ giả hành trước ta áp dụng chế độ phân bón NPK với tỷ lệ 6-30-30 hoạc 10-52-17 cho đến khi cây ra hoa.

Thời kỳ kích hoa phải để nắng nhiều hơn trước khoảng 10- 20%

Khi thấy cành hoa mới xuất hiện ta trở về chế độ phân NPK 20-20-20 xen kẽ với chế độ 10-30-30 cho đến lúc cành nở bông hoa đầu tiên. Lúc này có thể dùng thuốc hóa học Lannat liều lượng 25g/lit để xịt ngừa ruồi đực búp hoa.

Sau đó chúng ta dùng chế độ phân bón 10-30-30, chăm sóc tương tự như lúc chúng ta mới mua chậu phong lan về như đã trình bày lúc đầu.

Không nên dùng hormon kích thích ra hoa như auxin, Giberelin… Vì nếu không am tường vì kiến thức sinh học và sinh lý cây hoa phong lan, chẳng những không kích thích ra hoa được như ý muốn mà còn làm tổn hại đến sức sống của cây phong lan.

Chế độ nắng cho các loại hoa lan:

Mokara, aranda, renanthera :……………………………70-80% ánh sáng trực tiếp.
Dendrobium:…………………………………………………….60- 70% ánh sáng trực tiếp.
Cattleya, Vanda lá rộng…………………………………….50- 60% ánh sáng trực tiếp.
Oncidium ( vũ nữ)……………………………………………..40- 50% ánh sáng trực tiếp.
Phalaenopsis (Hồ điệp)………………………………………30% ánh sáng trực tiếp.

Ngoài ra cây phong lan là loài hoa của thiên nhiên hoang giã, cần yêu cầu môi trường sống rất đặc biệt, khi mang phong lan vào môi trường sống của con người, môi trường không tối ưu cho phong lan vì vậy để cây luôn xanh tốt, ngoài chế độ chăm sóc còn phải xịt thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cho lan. Sau đây là một số thuốc thường dùng và hiệu quả:

Bệnh do nắm có thể dùng Benomeyl, Captan, Aliette…
Bệnh do vi khuẩn dùng: Kasimin, Physan 20, Nacossan…
Do côn trùng, rệp: lannate, Supracide, Mipcin…
Do nhện đổ dùng Kelthane là tốt nhất.
Do ốc sên gây hại dùng thuốc có Methaldehyde…

Thường thì để phòng ngừa cho cây không bị nhiễm bệnh. 7- 10 ngày/lần vào mùa mưa và 15-20 ngày/lần vào mùa nắng.

Đó là một số kinh nghiệm để chăm sóc chậu hoa phong lan sau khi mua về cho những bạn nào yêu thích và quan tâm loài hoa lan. Chúc mọi người sẽ có một chậu lan xanh tốt và có những đợt hoa sau với kết quả như mong muốn.

Nguồn: Phạm Công Bình.

Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay

Lan hồ điệp LHD-007

Lan hồ điệp LHD-007, lan ho diep LHD-007
MẪU HOA CÙNG DANH MỤC
MẪU HOA ĐÃ XEM
SẢN PHẨM KHUYẾN MÃI
big_sale_1_636195595976825783
Miễn phí giao hoa
Tới nội thành 63 tỉnh và 150 quốc gia
Cam kết dịch vụ
Cam kết hoa tươi, đúng mẫu
Mẫu hoa đa dạng
Hàng trăm mẫu hoa theo yêu cầu
Giao hoa theo yêu cầu
Giao hẹn giờ, mặc đồng phục...
CHỌN THEO MÀU HOA
CHỌN THEO SỐ CÀNH
CHỌN THEO KIỂU CHẬU