Điện thoại: 0948772739– 0975741002 (có Zalo)
Địa chỉ: Số 616-618 – Hoàng Hoa Thám, Hà Nội
Email: sales3.bhworld@gmail.com
Điện thoại: 0945500700(có zalo)– 0975.74.1002
Địa chỉ: Số 28/02 đường số 45 quận Thủ Đức
Email: vuonlanbaongoc@gmail.com
Lượt xem 116
0 VND
Đánh giá 0 lượt đánh giá
Quy trình sản xuất lan Hồ Điệp
Qua thời gian thực hiện đề tài trồng hoa phong lan Hồ Điệp cấy mô, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định công bố quy trình sản xuất lan hồ điệp (Phalaenopsis). Tạp chí KH&CN giới thiệu quy trình này.
Trước khi trồng chuẩn bị giàn mái che, nguồn nước tưới đủ tiêu chuẩn
1. Chuẩn bị giá thể và chậu nuôi trồng:
Chuẩn bị giá thể:
- Cám dừa được sàng sạch, loại bỏ tạp chất, ngâm trong nước vôi 5% trong 3 ngày, vớt ra rồi ngâm rửa sạch nước vôi, phơi khô và bảo quản nơi khô ráo.
- Than gỗ chặt nhỏ vừa (kích thước 1 x 3 x 2cm), ngâm rửa sạch và để khô ráo.
- Vỏ dừa già chặt thành những miếng nhỏ, chiều ngang 2-3 cm; chiều dài 4-5 cm, ngâm vào nước vôi 5% từ 3-5 ngày để vỏ dừa mềm và bớt chất tanin, rửa sạch nước vôi, và vớt ra để ráo nước.
- Rêu nước (dớn): ngâm trong nước sạch tối thiểu 24 giờ để cho rêu đủ mềm và sạch cát, rửa lại nhiều lần bằng nước sạch, vớt ra để ráo.
Tỷ lệ phối trộn giá thể cho lan hồ điệp (phalaenopsis):
- Lan từ 0 - 6 tháng tuổi: 100% cám dừa;
- Lan từ 6 tháng tuổi trở lên:
Công thức 1:
+ 60% than củi
+ 20% vỏ dừa chặt khúc
+ 20% rêu nước.
Công thức 2:
+ 60% than củi
+ 40% rêu nước.
Chậu nuôi trồng:
- Kích thước chậu tùy theo tuổi cây mà chọn cho thích hợp (cây từ 0 - 6 tháng tuổi trồng chung trong rổ nhựa, cây từ 6 -12 tháng tuổi cỡ chậu Ỉ 8 - 9 cm; cây trên 12 tháng tuổi cỡ chậu Ỉ 12 - 14 cm).
- Đối với chậu đất nung chỉ dùng giai đoạn cây lớn trên 12 tháng tuổi, chọn các chậu đã được nung chín (tay ướt sờ vào không hút bám vào chậu, gõ nghe thanh trong), có nhiều lỗ thoáng (cho cây rễ mập và cây có rễ gió nhiều), chậu không úng nước, miệng chậu không có gờ vì rất khó gắn ti tơ.
- Đối với chậu nhựa với lợi điểm là nhẹ và dễ dàng vận chuyển, không hấp thụ các chất khoáng từ nước và phân bón, rễ không bám chặt vào thành chậu, có nhiều lỗ thoáng. Phải rửa sạch trước khi trồng.
2. Các giai đoạn trồng:
- Lấy từ chai cấy mô ra: Khi cây lan có 2-3 lá là đạt tiêu chuẩn ra vườn ươm.
- Trồng chung trên giàn: Để vào rổ nhựa nhỏ (thường là rổ chữ nhật kích thước: 15 x 20 cm) 1 lớp cám dừa đã xử lý dày khoảng 3 cm; cấy cây con vào rổ cám dừa; xếp các rổ cây lên giàn. Duy trì ẩm độ từ 70 - 80%; cường độ ánh sáng 30 - 35%, nhiệt độ dưới 250C.
- Trồng vào chậu nhỏ: Sau khoảng 3 - 6 tháng, cây bắt đầu ra rễ mới thì chuyển sang trồng vào chậu có đường kính 8 - 9 cm, nhổ cây nhẹ nhàng không để đứt rễ; rũ sạch cám dừa; lấy rêu nước đã xử lý quấn rễ cây rồi đặt vào chậu, xếp quanh gốc cây một lớp than củi chặt nhỏ. Đặt chậu lên giàn; Duy trì ẩm độ > 70% (max 95%); cường độ ánh sáng < 35% (min 20%), nhiệt độ dưới 280C (min 120C).
Thay chậu nhỏ và trồng vào chậu lớn:
- Sau khi trồng trong chậu nhỏ khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn. Sau thời gian chuyển chậu một tuần, khi cây đã phục hồi tưới được bón các chất dinh dưỡng.
- Muốn thay chậu thì phải tưới thật đẫm nước trước 5-10 phút hoặc ngâm vào xô nước, nhẹ nhàng lấy bụi lan ra. Sau đó, làm vệ sinh, cắt bỏ hết rễ hư thối và các lá đã khô trồng vào chậu mới, đặt bụi lan vào giữa chậu lớn rồi thêm than và vỏ dừa chặt khúc vào quanh gốc, tránh không làm tổn thương bộ rễ cây.
3. Chăm sóc và quản lý:
Nhiệt độ nuôi cây:
Đối với Hồ Điệp: cây tăng trưởng và phát triển tốt ở vùng có nhiệt độ khoảng 15 – 280C. Cụ thể:
- Lan từ 0 - 6 tháng tuổi: nhiệt độ tối ưu dưới 250C;
- Lan từ 6 - 12 tháng tuổi: nhiệt độ tối ưu trong khoảng 250C - 280C;
- Lan từ 12 - 18 tháng tuổi: nhiệt độ tối ưu trong khoảng 250C - 280C;
- Lan từ 18 - 24 tháng tuổi: nhiệt độ tối ưu dưới 250C (trong khoảng 210C - 230C);
Lưu ý:
- Vào mùa gió tây nam và khi nhiệt độ vườn ươm cao cần che kín vườn lan, dùng hơi nước phun mù trên mái nilon để tạo không khí ẩm mát, dùng quạt thổi điều hòa không khí trong vườn lan.
- Vào mùa mưa phải có mái che cho luống lan; vào mùa đông và khi nhiệt độ thấp che kín gió và thổi ấm để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho vườn lan.
- Vào thời điểm lan ra hoa cần chuyển cây lan vào trong nhà kín hoặc phòng kín có ánh sáng để xử lý nhiệt độ thấp tạo cảm ứng ra hoa (ở Bình Định thường từ tháng 9 âm lịch hàng năm, thời gian này nhiệt độ tự nhiên thấp trung bình 250C, chỉ cần che kín gió cho vườn lan). Sau khi lan ra hoa có thể đặt cây lan trong điều kiện nhiệt độ đến 280C.
Cường độ ánh sáng nuôi cây:
- Lan từ 0 - 6 tháng tuổi: tối ưu 30 - 35% ánh sáng tự nhiên;
- Lan từ 6 - 12 tháng tuổi: tối ưu 30 - 35% ánh sáng tự nhiên;
- Lan từ 12 - 18 tháng tuổi: tối ưu 30 - 35% ánh sáng tự nhiên;
- Lan từ 18 - 24 tháng tuổi: tối ưu 50% ánh sáng tự nhiên;
(Sử dụng màu sắc và cấu tạo đặc tính của lưới che để điều chỉnh cường độ ánh sáng).
Điều kiện độ ẩm nuôi cây:
Lan từ 0 - 24 tháng tuổi: độ ẩm tối ưu 70 - 80%;
(Dùng hơi nước phun mù để tạo ẩm cho vườn lan).
Kỹ thuật bón phân:
- Nguyên tắc: tưới phân cho lan cần đủ các thành phần đạm (N), lân (P), ka li (K), canxi (Ca), magie (Mg) và các chất vi lượng như Fe, Mn, Zn, Cu, Bo, Mo... và các vitamin C, B1, B6. Tùy theo giai đoạn tưới cây lan có chế độ bón phân phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây. Kỹ thuật bón phân và loại phân sử dụng chung như sau:
- Bón phân dưới gốc (theo hệ rễ): Sử dụng phân hữu cơ sinh học hoặc phân hữu cơ - khoáng chậm tan; phân khoáng có màng bọc túi nhỏ có kích thước 7 x 4cm. Đặt lên mặt chậu (1 túi/chậu), khi tưới nước phân sẽ tan từ từ cung cấp cho hệ rễ của cây (Hiện có bán ở các cơ sở dịch vụ cây trồng và phân bón trong tỉnh).
- Bón phân trên lá (theo hệ lá): Phun bổ sung phân lỏng Humix phun định kỳ 2 lần/ tháng; phân HVP 3ml/l phun định kỳ 2 lần/ tháng; các loại phân hữu cơ sinh học dạng lỏng: Fish Emulision và Seaweed và VitaminC, B1 phun định kỳ 2 lần/ tháng. (Hiện có bán ở các cơ sở dịch vụ cây trồng và phân bón trong tỉnh).
- Các loại NPK (bón theo hệ lá), cụ thể như sau:
+ Cây lan từ 0 - 6 tháng tuổi: phun NPK 30-10-10 với nồng độ 0,5g/lít, định kỳ 3 ngày/lần.
+ Cây lan từ 6- 12 tháng tuổi: phun xen kẽ NPK 30-10-10 và NPK 20-20-20; nồng độ NPK 1 gam/lít, định kỳ 5 ngày/lần.
+ Cây lan từ 12-18 tháng tưổi: phun xen kẽ NPK 30-10-10 và NPK 20-20-20; nồng độ NPK 2 gam/lít, định kỳ 5 ngày/lần.
+ Cây lan từ 18-24 tháng tuổi: phun xen kẽ NPK 10-30-30 + NPK 10-60-10; nồng độ NPK 2gam/lít, định kỳ 5 ngày/lần.
Tưới nước:
- Nguyên tắc:
+ Nước tưới phải tuyệt đối không bị mặn, không bị phèn, không quá kiềm và không có clo (nếu dùng nước giếng để tưới phải qua lọc; nếu dùng nước máy để tưới phải có bể dự trữ để cho bay hết clo). Độ pH của nước có độ axit nhẹ
pH = 5,2.
+ Tưới nước nhiều hay ít tùy thuộc vào mùa vụ, độ ẩm, sự thông thoáng, giá thể, loài lan, mùa tăng trưởng, nhiệt độ, sự che sáng nơi trồng, tình hình bệnh trạng của lan.
- Cách tưới thông thường như sau:
+ Mùa nắng, mùa khô hanh: tưới 2 lần; lần 1 từ 9 - 10 giờ sáng; lần 2 từ 3 - 4 giờ chiều; khi hết ánh nắng lá cây và vườn phải khô ráo.
+ Mùa mưa: Khi sờ tay vào gốc lan có cảm giác lớp vỏ dừa đã khô, tưới phun mù nhẹ trên lá.
+ Khi cây bị bệnh, ngừng tưới đến khi cây có dấu hiệu phục hồi.
+ Khi cây 0-6 tháng tuổi tưới phun mù, khi cây trên 6 tháng tuổi tưới béc phun.
Phòng trừ sâu bệnh
- Thông thường cần phun định kỳ thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lan theo hướng dẫn trên bao bì mỗi loại thuốc; nếu để cây bị bệnh mới phun trị thì rất dễ thiệt hại lớn cho người sản xuất vì bệnh lây lan rất nhanh.
Thường xuyên thay đổi thuốc BVTV để tăng hiệu quả của thuốc và tránh hiện tượng sâu bệnh lờn thuốc.
- Các loại sâu bệnh thường gặp và thuốc phòng trừ:
1. Bệnh thối nâu (bệnh thối mềm) do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra: Khi xuất hiện bệnh cần tập trung các cây bệnh vào một nơi để tránh lây lan, cắt bỏ hết chỗ bị bệnh, xử lý vết cắt bằng vôi rồi phun Ditacin 8L, Kasumin 2L hoặc thuốc kháng sinh Argimycine 1% liên tiếp 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày, ngưng tưới nước để vết cắt mau lành. Nếu bệnh nặng, nhổ cả cây nhúng vào dung dịch Kasumin 2L 0,1% để khô rồi trồng lại. Lưu ý phải xử lý cả cây và giá thể trồng.
2. Nhện đỏ (Red spider mites): Dùng Nissorun, Danitol, Ortus, Dầu SK enspray 99, Chlocide.
3. Bệnh thối đen do nấm Phytophthora palmivo gây
ra: Dùng Alpine, Mexyl-mz, Ridomil, Curzate-M8, Appencarb 75 DE, Score 250 EC.
4. Bệnh héo rễ do nấm Sclerotium rolfsi gây ra: Dùng Hexin, Monceren.
5. Rệp sáp (Parlatoria proteus, Pseudococcus): Dùng Sago Super, Dragon, Supracid, Dầu SK enspray 99 hoặc hỗn hợp dầu và thuốc.
6. Bọ trĩ (Thrip palmi): Dùng Dragon, Sumicidin, Confidor, Polytrin.
7. Sâu khoang, sâu róm ăn lá: Dùng thuốc trừ sâu sinh học BT, Vicidi – M 50 ND.
8. Ốc sên: Dùng bả độc Deadline hoặc bả cám gạo trộn với các loại thuốc sâu thông thường.
9. Các côn trùng có cánh: Đặt bẫy côn trùng treo trên mái luống trồng lan, định kỳ từ 3 - 4 tháng thay bẫy 1 lần; Thường xuyên dọn vệ sinh vườn lan.
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định
Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Hoa lan hồ điệp đa sắc LHD-024
Shop Hoa Lan Hồ Điệp
Địa chỉ: Số 28/02 đường 45, p.Hệp Bình Chánh, q.Thủ Đức
Điện thoại: 0945.232.241
Email: sales3.bhworld@gmail.com