Điện thoại: 0948772739– 0975741002 (có Zalo)
Địa chỉ: Số 616-618 – Hoàng Hoa Thám, Hà Nội
Email: sales3.bhworld@gmail.com
Điện thoại: 0945500700(có zalo)– 0975.74.1002
Địa chỉ: Số 28/02 đường số 45 quận Thủ Đức
Email: vuonlanbaongoc@gmail.com
Lượt xem 283
0 VND
Đánh giá 0 lượt đánh giá
Thanh Hóa: Tác động biến đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội.
Chiều 12/06/2014, tại UBND tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra Hội nghị đánh giá sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa. Công trình do Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng, thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện.
Dẫn đầu đoàn công tác Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, do PGS TS Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng làm trưởng đoàn. Đi cùng còn có các PGS, TS và các nhà nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Về phía tỉnh Thanh Hóa, tham dự hội nghị có đồng chí Phạm Đăng Quyền - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương: Tài nguyên và Môi trường; Kế hoạch và Đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Lao động - Thương binh và Xã hội; Y tế; Khoa học và Công nghệ; UBND thị xã Sầm Sơn; UBND huyện Tĩnh Gia.
Thực trạng và tác động của BĐKH trên địa bàn Thanh Hóa.
Hiện nay, Thanh Hóa có hơn 3,4 triệu dân với 7 dân tộc anh em; là một tỉnh đông dân, Thanh Hóa còn là tỉnh có diện tích tự nhiên tương đối rộng (11.131,94 km2) và có đủ các vùng: miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển. Ngoài ra, Thanh Hóa có 192 km đường biên giới giáp với tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào và 102 km đường bờ biển.
Theo chuỗi số liệu quan trắc khí tượng tại các trạm Khí tượng Thanh Hóa từ năm 1980 đến năm 2010 cho thấy: Nhiệt độ trung bình trong 10 năm gần đây phổ biến tăng từ 0,1 - 0,4oC. Nắng nóng có xu thế xuất hiện sớm và kết thúc muộn, số đợt nhiều hơn, xảy ra cục bộ và diễn biến phức tạp. Về không khí lạnh có nhiều biểu hiện bất thường, mùa lạnh đến sớm hơn (cuối tháng 8 đã xuất hiện), số đợt nhiều hơn, cường độ không mạnh như nhiều năm trước đây song lại có những năm xuất hiện rét đậm rét hại kéo dài mang tính lịch sử. Về lượng mưa, từ năm 1980 đến năm 2010 nhìn chung tổng lượng mưa có xu thế giảm, tình hình lụt bão ngày càng nhiều, theo số liệu thống kê từ năm 1980-2013, có 21 cơn bão và ATNĐ đổ bộ trực tiếp và 40 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Thanh Hoá. Cá biệt trong 30 năm gần đây có 6 năm lũ xảy ra ở mức đặc biệt lớn là các năm 1980, 1984, 1985, 1996, 2000 và 2007. Về hạn hán và xâm nhập mặn, do lượng mưa ở các năm bị thiếu hụt và phân bố không đều, vì vậy tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn vùng ven biển thường xuyên xảy ra và ngày càng nghiêm trọng hơn...
Hạn hán kéo dài, người nông dân này ở huyện Tĩnh Gia
đang phải tưới từng gáo nước cho thửa ruộng của mình.
Trước sự BĐKH, đã có những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội địa phương: BĐKH đe dọa thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Các hiện tượng thiên tai trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành thảm họa, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xoá đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển, trong đó có những thành quả thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.
BĐKH còn làm nước biển dâng, tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển. Theo dự báo đến năm 2050 nếu mực nước biển dâng 33cm (Kịch bản BĐKH được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2009) thì diện tích ngập vùng ven biển Thanh Hóa và hai huyện thấp trũng Hà Trung và Nông Cống là 33.561,57 ha, chiếm 19,05% diện tích vùng ven biển. Đến năm 2100 nếu mực nước biển dâng 75cm thì diện tích ngập vùng ven biển Thanh Hóa và hai huyện vùng thấp trũng là 90.228ha, chiếm 51,22% diện tích vùng ven biển của tỉnh.
Đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ có thể bị thay đổi ở một số vùng, trong đó vụ đông có thể bị rút ngắn lại hoặc thậm chí không còn vụ đông; vụ mùa kéo dài hơn. Điều đó đòi hỏi phải thay đổi kỹ thuật canh tác. Nhiệt độ tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ cực đại và cực tiểu, cùng với biến động của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch hại dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ và rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực.
BĐKH còn tác động nghiêm trọng đến sinh kế của người nghèo và khả năng tiếp cận tới nguồn nước sạch, nhà cửa và các cơ sở hạ tầng thiết yếu khác. Do khả năng đối phó của nhóm đối tượng người nghèo là rất thấp đối với thiên tai và sự thay đổi bất lợi của điều kiện sinh sống, điều kiện sản xuất canh tác... Người nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do các tác động biến đổi khí hậu qua thiên tai bão lũ, lụt, hạn hán dịch bệnh, nước biển dâng, suy giảm diện tích, sản lượng canh tác, suy giảm các hệ sinh thái là sinh kế của người nghèo.
Ứng phó với BĐKH và các giải pháp giảm thiểu của tỉnh.
Trong những năm gần đây cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, chương trình mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã trở thành nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể. Các chính sách, chế độ và các dự án được các cấp, các ngành triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp sát thực mang lại hiệu quả cao đã giúp các huyện nghèo, xã nghèo đặc biệt khó khăn của tỉnh thay đổi và tạo ra những tiền đề về cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội góp phần phát triển toàn diện và bền vững kinh tế xã hội tỉnh ta.
Đồng chí Phạm Đăng Quyền - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
nêu tóm tắt một số giải pháp ứng phó BĐKH của Thanh Hóa tại hội nghị.
Tại Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đưa ra 9 nhiệm vụ, giải pháp ứng phó, giảm thiểu BĐKH của tỉnh Thanh Hóa cho đoàn công tác Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng nghiên cứu, tham khảo: Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giảm nghèo; Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo trong thực hiện công tác giảm nghèo; Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình, tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác; Lồng ghép có hiệu quả các chính sách, dự án giảm nghèo, phát huy tối đa các nguồn lực cho công tác giảm nghèo; Đẩy mạnh thực hiện Chương trình nông thôn mới, tăng cường công tác dồn điền đổi thửa, đưa có giới hóa vào đồng ruộng, cải tiến phương thức canh tác, đưa khoa học, kỹ thuật, cách thức quản lý áp dụng vào phát triển sản xuất, kinh doanh; Giao cho UBND cấp huyện chủ động căn cứ vào điều kiện thực tế để đề xuất đầu tư, thực hiện chính sách, dự án giảm nghèo có hiệu quả. Rà soát đánh giá lại các chính sách hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo và đề xuất điều chỉnh, bổ sung các chính sách phù hợp với tình hình thực tế; Vận động các doanh nghiệp, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước, các doanh nhân hỗ trợ các địa phương phát triển sản xuất, xây dựng mô hình giảm nghèo và đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu; Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác giảm nghèo như chia sẻ thông tin, kỹ thuật công nghệ, nguồn lực; Nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, thường xuyên kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện.
Ghi nhận những giải pháp trong công tác ứng phó, giảm thiểu BĐKH của UBND tỉnh Thanh Hóa, PGS TS Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng bày tỏ sự cảm ơn những ý kiến của tỉnh để hoàn thiện công trình mà đoàn đang thực hiện. Từ đó, đưa ra các giải pháp cụ thể, triển khai kế hoạch ứng phó với BĐKH của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và nhóm người nghèo ở Bắc Bộ Việt Nam nói chung./.
Xuân Nghĩa
Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Cửa Hàng Hoa Tươi - Hoa Lụa
Shop Hoa Lan Hồ Điệp
Địa chỉ: Số 28/02 đường 45, p.Hệp Bình Chánh, q.Thủ Đức
Điện thoại: 0945.232.241
Email: sales3.bhworld@gmail.com