Điện thoại: 0948772739– 0975741002 (có Zalo)
Địa chỉ: Số 616-618 – Hoàng Hoa Thám, Hà Nội
Email: sales3.bhworld@gmail.com
Điện thoại: 0945500700(có zalo)– 0975.74.1002
Địa chỉ: Số 28/02 đường số 45 quận Thủ Đức
Email: vuonlanbaongoc@gmail.com
Lượt xem 246
2.700.000 VND
Đánh giá 0 lượt đánh giá
NGHỀ TRỒNG LAN
Xưa, dân chơi hoa thường tìm hoa lan trong rừng. Loài hoa có cành lá mỏng manh nhưng sắc hoa phong phú, đẹp hơn bất cứ loài hoa nào phải qua một quá trình chọn lọc tự nhiên mới có…
Người ta tính ra xác suất để mọc một cây lan con là 1/5.000, nghĩa là gieo 5.000 hạt mới có một hạt thành cây và hàng nhiều năm mới nở hoa. Ngày nay, bằng phương pháp sinh sản vô tính, người ta có thể đạt xác suất 80-90% thành cây con. Tất nhiên, quy trình nuôi cấy mô lan phải thực hiện trong phòng thí nghiệm với môi trường 100% vô trùng.
Còn hơn “nuôi con mọn”
Hôm đến thăm cơ sở nuôi cấy mô lan của Công ty cổ phần sinh học Sài Gòn – một công ty con của công ty tư nhân Tín Thành, chúng tôi rất ngạc nhiên tưởng như đi thăm phòng phẫu thuật của một bệnh viện. Hàng chục người làm việc trong phòng vô trùng với áo blouse trắng, găng tay. Tất cả đều có trình độ cử nhân, thạc sĩ về công nghệ sinh học. Các động tác nuôi cấy mô được thực hiện theo quy trình công nghệ hết sức nghiêm ngặt.
Trong vườn ươm.
Chị Trần Thị Thanh Thắm, cử nhân công nghệ sinh học Đại học Khoa học tự nhiên hiện là trưởng phòng thực nghiệm, cho biết để ươm thành cây con từ một chồi mô lan phải mất cả năm trời. Đầu tiên là lấy chồi hoặc trái, sau đó làm sạch mẫu rồi rửa trong dung dịch clorin để chống nấm, chống vi khuẩn. Xong cắt mẫu cho vào ống nghiệm. Từ 3 đến 6 tháng mẫu sẽ nhảy thêm chồi và 5 – 6 tháng sau từ chồi sẽ sinh ra thành cây con. Lúc này, cây đủ sức chống chọi được với bệnh tật và từ 6 tháng đến 1 năm sẽ ra hoa.
Khó nhất là thời kỳ nuôi cấy, chẳng khác nào “nuôi con mọn”. Chị Thắm cho biết: “Nuôi con mọn có khi còn dễ hơn, bởi vì nó còn biết khóc. Cây con nhiễm bệnh có khi cả tháng mới biết, lúc đó sự đã rồi. Một con nhiễm bệnh là lây luôn cả lọ từ 15 – 42 cây con, trong đó đều chết. Bình thường tỷ lệ hao hụt là 10 – 15%, nhưng khi có dịch, tỷ lệ chết có thể lên tới 70%. Tất cả đều lệ thuộc vào điều kiện vô trùng. Ở Thái Lan, họ tạo ra môi trường vô trùng tốt, tỷ lệ hao hụt chỉ 1 – 2%”.
Tiền đầu tư cho phòng thí nghiệm không phải ít. Ngoài các máy rửa, máy sấy, còn phải có các tủ sấy. Giá mỗi tủ là 22 triệu đồng bằng các thiết bị nước ngoài, 6 tủ phải chi mất gần 150 triệu đồng. Để khai thác hết công suất của tủ sấy, đội ngũ cán bộ kỹ thuật phải chia làm hai ca: từ 6 giờ sáng đến 2 giờ chiều và từ 2 giờ chiều đến 10 giờ tối. Ở đây, bình quân mỗi tháng cho ra đời 100.000 cây con. Sản xuất ra không đủ bán.
Bén duyên với hoa lan
Cha đẻ của công trình nuôi trồng cây lan là một ông già: kỹ sư Lê Đức Hiệu năm nay 64 tuổi. Vốn là dân kỹ thuật Phú Thọ Sài Gòn, sau năm 1975, ông tiếp tục làm chuyên viên kỹ thuật của Sở Xây dựng và mới về hưu cách nay 4 năm. Người ta đến tuổi hưu là để nghỉ ngơi, còn ông lại bắt đầu cho công việc mới bằng chức chủ tịch hội đồng quản trị.
Nhân duyên của ông với hoa lan bắt đầu từ lúc ông đến thăm một cán bộ lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và bắt gặp tại nhà ông này một chậu lan hồ điệp. Bây giờ ông có thể nhân giống ra nhiều chậu lan còn đẹp hơn, nhưng lúc ấy chậu hồ điệp đối với ông quá đẹp. Những cánh lan màu vàng lấm tấm những vết nâu ửng đỏ. Ông mê hoa lan từ lúc đó. Ông đã từng nhân giống dứa Cayen, cam, quýt không hạt. Song chỉ bán được giống có một mùa vì mua xong, mùa sau nông dân có thể tự ươm hạt. Còn hoa lan không có phòng thí nghiệm thì không thể nhân giống được.
Ông nói với tôi không chán về cái quý của hoa lan. Cách pha màu tự nhiên của nó đẹp hơn bất cứ loài hoa nào. Bộ sưu tập của nó có cả hàng nghìn loại, rất phong phú. Như một câu hát “gió mưa không phai tàn loài hoa trắng phong lan”, hoa lan có tuổi thọ rất bền: từ 2 tuần đến 3 – 4 tháng không tàn.
Ông già lại có tự ái dân tộc. Việt Nam nhập khẩu hoa lan từ Đài Loan, Thái Lan, Úc quá nhiều, 7 chuyến bay/tuần nhưng không đáp ứng kịp nhu cầu. Ông Hiệu đã từng đi Thái Lan và Đài Loan thăm các trại nuôi cấy lan. Họ sản xuất hàng triệu cây con nhờ sinh sản vô tính. Kinh doanh hoa lan là kinh doanh “siêu lợi nhuận”. Tiền lãi từ nuôi cấy hoa lan ở Thái Lan 1 năm có thể nuôi dân Thái cả 2 năm. Ông Hiệu lấy một ví dụ: ông đã cung cấp 30.000 cây con cho một khách hàng tên Hoàng ở Đà Lạt. Chỉ với 2 ha trồng lan sau một năm, ông này đã trở thành tỉ phú với doanh thu 5 tỉ đồng.
Công ty sinh học Sài Gòn có thể nói là công ty tư nhân đầu tiên dám làm công nghệ sinh học ở TP.HCM. Việc nuôi cấy hoa lan xưa nay chỉ được làm ở trường đại học. Ông Hiệu cho biết: “Không có công ty mẹ Tín Thành (sản xuất tấm lợp và dây cáp điện) với doanh thu hàng năm 50 tỉ đồng để bù lỗ thì phòng thí nghiệm đã chết từ lâu. Vì năm đầu tiên, lượng cây con chết quá nhiều, mỗi tháng phải bù lỗ vài chục triệu đồng. Nhưng năm thứ hai bắt đầu có lãi”.
Bắt đầu làm giàu
Ông nói tiếp: “Chuẩn bị về già để vui với lan”. Thật vậy, mỗi lần về với vườn lan là ông cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, có thể thọ thêm vài chục tuổi.
Tuy vậy, chúng tôi lại thấy đây mới chính là thời kỳ ông hốt bạc. Cái thiếu của ông hiện nay là thiếu mặt bằng để sản xuất. Ông đang xin 10ha tại khu nông nghiệp kỹ thuật cao ở Bình Thái để làm vườn lan. Cứ tính đi, nếu có đất để sản xuất thì với 200.000 cây lan/tháng (chỉ tiêu cho đầu năm 2006), ông sẽ cho bao nhiêu hoa lan. Giá hoa lan là vô chừng, từ 200 -300.000đ/cây cho đến 4 triệu đồng (hoa lan hoàng hậu) thì ông sẽ thu bao nhiêu tiền.
——————
Trồng Lan là nghề hấp dẫn
…Lúc khởi nghiệp, anh luôn săn tìm những cây lan đẹp. Bạn bè yêu thích lan cũng tìm đến anh để chia sẻ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Để đạt đươc kết quả mong muốn, anh đã bỏ ra nhiều thời gian học hỏi và nghiên cứu tài liệu…
Lần đầu đến thăm vườn lan của anh Phạm Văn Tuội ở đường Phạm Ngũ Lão, TP Cần Thơ, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt tôi là toàn bộ giàn lan của anh đều được bố trí trên một mái nhà tôn cao 6 m. Tuy không gian nhỏ hẹp nhưng anh vẫn thiết kế lưới che, vòi phun một cách hợp lý và khoa học.
Lần đầu đến thăm vườn lan của anh Phạm Văn Tuội ở đường Phạm Ngũ Lão, TP Cần Thơ, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt tôi là toàn bộ giàn lan của anh đều được bố trí trên một mái nhà tôn cao 6 m. Tuy không gian nhỏ hẹp nhưng anh vẫn thiết kế lưới che, vòi phun một cách hợp lý và khoa học.
Anh là người say mê nghệ thuật nhiếp ảnh và hoa kiểng. Lúc đầu anh sưu tầm các giống lan với mục đích khám phá và thưởng thức. Không ngờ cây lan đã mang lại cho gia đình anh một lợi nhuận đáng kể nên không bao lâu anh đã chuyển sang kinh doanh. Anh cho biết lúc đầu chơi lan là vì yêu thích, nhưng càng gần gũi với hoa lan anh càng say mê không thể dừng lại được.
Hai năm đầu, với hơn 1.000 chậu lan rừng và lan ngoại nhập trồng trên mái nhà, mỗi tháng anh thu nhập từ 3 – 4 triệu đồng, gồm lan cắt cành và lan chậu. Sau khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm, anh bắt đầu hợp đồng chăm sóc cho các vườn lan tư nhân và các cơ quan, xí nghiệp giúp anh tăng thêm lơi nhuận.
Từ thành công đó, đầu năm 2009 anh đã hợp đồng liên kết với một doanh nghiệp tư nhân xây dựng một vườn lan mang tên Cẩm Tú tại ấp Xẻo Cao, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành – Hậu Giang. Đây là một vườn lan quy mô 10.000m2, với hơn 100.000 chậu, gồm đủ các loại: Dendro, Cattleya, Phalae, Oncidium. Mokara, Vanda… trong đó chủ lực là lan Dendro cắt cành.
Lúc khởi nghiệp, anh luôn săn tìm những cây lan đẹp. Bạn bè yêu thích lan cũng tìm đến anh để chia sẻ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Để đạt đươc kết quả mong muốn, anh đã bỏ ra nhiều thời gian học hỏi và nghiên cứu tài liệu nên không bao lâu, anh đã nắm được bí quyết và kỹ thuật nuôi trồng hoa lan. Đến tham quan, nhiều bạn bè không khỏi ngạc nhiên là lan chậu nào cũng xinh đẹp, ít bị sâu bệnh, hoa nở sắc màu rực rỡ và vô cùng quyến rũ.
Anh cho biết, trong những năm gần đây, thị trường lan cắt cành tiêu thụ mạnh, không đủ để cung cấp, nhất là các ngày lễ, ngày Tết, ngày hội lại càng khan hiếm. Do đó, vườn lan Cẩm Tú của anh đầu tư tập trung cho lan cắt cành, bình quân mỗi tuần cắt trên 300 cành Dendro, giá mỗi cành từ 4.000 – 5.000 đồng, tùy theo bông nhiều hay ít. Ngoài lan cắt cành, anh Tuội còn bán lan con, lan lỡ và mở dịch vụ cho thuê.
Nếu tính theo thời giá hiện nay, bình quân mỗi cây trưởng thành (đang ra hoa) có giá từ vài chục ngàn đến 200.000 đồng. Vườn lan của anh gồm nhiều lứa tuổi, nhiều chủng loại nên mùa nào cũng có hoa để cung cấp cho khách hàng ở khắp các tỉnh ĐBSCL và TP.HCM.
Lan là một mặt hàng có giá trị nghệ thuật và kinh tế cao nhưng không phải ai cũng trồng có hiệu quả. Muốn thành công, nó đòi hỏi người trồng phải có óc say mê, cần cù chịu khó. Gần một thập kỷ nay, trong số hằng trăm nghệ nhân trồng lan ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, số thành công đếm chưa đầy đầu ngón tay, thậm chí còn có người trắng tay.
Theo anh Tuội, bí quyết của nghề trồng lan là phải chọn cho được giống tốt, sạch bệnh. Người trồng phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật một cách nghiêm ngặt. Đối với cây lan không chỉ có giống, phân, cần, nước là cây cho hoa mà điều quan trọng nhất là ánh sáng, môi trường và độ ẩm thích hợp. Cùng một loại phân, cùng một loại thuốc nhưng có thể thích hợp với môi trường này mà không thích hợp với môi trường khác.
Theo anh cây trồng trong chậu đất nung dễ bị thối rễ hơn trồng trong chậu nhựa. Do vậy, người trồng phải biết áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc từ cây cấy mô đến cây trưởng thành. Kinh nghiệm của anh là dùng các loại phân pha chế sao cho phù hợp với từng loại lan và từng lứa tuổi.
Nhờ thực hiện đúng phương châm “phòng bệnh hơn trị bệnh” nên vườn lan của anh lúc nào cũng xanh tươi mơn mởn, đặc biệt hạn chế được tối đa các loại bệnh vàng lá, thối rễ, rệp sáp và phấn trắng. Đó là những loại bệnh phổ biến mà người trồng lan nào cũng điêu đứng, khổ sở vì chúng.
Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Chậu lan hồ điệp đẹp-CLHD-076
Shop Hoa Lan Hồ Điệp
Địa chỉ: Số 28/02 đường 45, p.Hệp Bình Chánh, q.Thủ Đức
Điện thoại: 0945.232.241
Email: sales3.bhworld@gmail.com