Shop Hoa Lan Bảo Ngọc
logolanhodiephanoi
Hà Nội:

Điện thoại: 09487727390975741002 (có Zalo)
Địa chỉ: Số 616-618 – Hoàng Hoa Thám, Hà Nội
Email: sales3.bhworld@gmail.com

TP.Hồ Chí Minh:

Điện thoại: 0945500700(có zalo)0975.74.1002
Địa chỉ: Số 28/02 đường số 45 quận Thủ Đức
Email: vuonlanbaongoc@gmail.com

Danh mục sản phẩm
Quảng cáo
hoahongdep760c7835e560003e59711447x335
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 33
Trong ngày: 263
Trong tuần: 1437
Lượt truy cập: 3006715

Chậu lan hồ điệp đẹp-CLHD-067

Chậu lan hồ điệp đẹp-CLHD-067
chau-lan-ho-diep-dep-clhd-067 - ảnh nhỏ  1

Lượt xem 146

2.100.000 VND

Đánh giá 0 lượt đánh giá

Chàng trai khờ nuôi "mộng hồ điệp"

Lan hồ điệp là loài lan quý hiếm.

LTS: Bằng một tình yêu đặc biệt dành cho hoa, những nghệ nhân ấy đã không ngừng tìm tòi để lai tạo ra nhiều giống hoa mới, đem đến cho cuộc đời nhiều sắc hương lạ, có giá trị kinh tế cao. Trong hành trình ấy, có mồ hôi, nước mắt, nụ cười và cả những lần trắng tay. Thế nhưng khi ngồi nhớ lại, lắng đọng sâu nhất, dày nhất trong lòng họ vẫn chỉ có những sắc hoa và cách nào để hoa ngày càng lộng lẫy hơn. Nhân dịp xuân về, các vườn hoa tết đang khoa sắc, Sài Gòn tiếp thị Giới thiệu một số chân dung những nghệ nhân này.

Kỳ 1: 22 năm mê đắm lan hồ điệp

Là chủ của một vườn trồng hoa lan lớn ở quận 2 và trang trại 4.500 m2 ở Lâm Đồng, mỗi năm cung cấp cho thị trường 50.000 cây,thu về hàng tỉ đồng/năm, Lê Minh Thanh là điển hình của một người yêu hoa và biết biến tình yêu ấy thành tiền. 22 năm chỉ sống chết với giống lan hồ điệp, Thanh đang ấp ủ giấc mơ lập phòng nuôi cấy mô để lai tạo ra nhiều giống lan mới.

Chăm hoa như… chăm con mọn

Khu trưng bày của Thanh trên đường Lương Đình Của, quận 2 những ngày tấp nập người ra vào mua hoa lan chưng tết. Khoảng không gian hơn 100m2 được phủ kín bởi màu sắc của 30 chủng loại lan hồ điệp vàng, tím, đỏ… Thanh cho biết, tuy mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng lan hồ điệp là loại hoa rất khó tính, đòi hỏi những yêu cầu sinh thái khắt khe.

Người trồng phải hiểu biết tính nết của chúng để có những kỹ thuật chăm sóc phù hợp thì mới thành công. Đầu tiên là phải chuẩn bị nhà trồng để có thể kiểm soát và điều chỉnh các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm bên trong. Muốn cây sinh trưởng tốt, ra hoa đúng thời vụ phải có các thiết bị kèm theo như thiết bị tăng giảm nhiệt, thiết bị điều chỉnh ánh sáng…

Kế đến là chuẩn bị giá treo, chậu, phân bón và các loại thuốc diệt nấm, sâu bệnh. “Khó nhất vẫn là khâu tìm, lai tạo giống và kỹ thuật chăm sóc ở từng giai đoạn của cây. Muốn vậy thì phải siêng đi sưu tầm rồi tiến hành lai tạo”, Thanh kể.

Vì chưa có phòng cấy mô nên sau khi chọn cây làm giống và chấm trái (thụ phấn cho hoa để lấy trái giống), Thanh thu hoạch và mang đến những phòng cấy mình quen biết nhờ lai tạo.

"Người" trong mộng của chàng.

Nhờ đó Thanh tự đúc kết có hai cách phổ biến để tạo giống mới là chấm trái hoặc lấy đốt sinh trưởng (lấy mắt trên cành hoa để ghép). Khi cây đậu trái thì chờ lấy hạt đem đi nuôi cấy mô. Khi hình thành cây non thì đưa về ươm, 18 tháng sau mới có bông.

Nói thì ngắn gọn vậy nhưng để thu được hoa thành phẩm, Thanh phải thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật khác nữa, Thanh kể: “Cây con được trồng vào chậu và mang vào nhà kính, nhà lưới ở nhiệt độ khoảng 23oC. Lúc này phải đảm bảo hệ thống thông gió, độ ẩm thích hợp và giảm thiểu ánh nắng chiếu vào cây. Trồng một tháng thì bón phân.

Thay chậu khoảng hai lần, phun thuốc chống nấm và sâu bệnh. Khi cây lớn thì phải có cách ém cho cây ra hoa vào dịp tết. Nói chung là phải luôn để mắt đến cây như trông con mọn vậy”.

Trong vườn lan bán tết năm nay của Thanh, có nhiều loại mới do anh chấm trái và phối hợp phong cấy mô lai tạo như lan da báo, lan vàng lưỡi đỏ… trong đó, Thanh đã từng trồng thành công lan hồ điệp thơm. “Đó là kết quả lai tạo từ hoa lan thường với hoa lan thơm. Loại lan này nhiều hoa, hoa lớn, cành mập, nhiều màu sắc và đặc biệt có mùi hương rất dễ chịu”, Thanh hào hứng nói.

Đưa lan hồ điệp đến với mọi nhà

Thanh không lý giải được tại sao mình lại mê đắm lan hồ điệp như vậy. Chỉ biết rằng, 22 năm trước anh đã bén duyên với loại hoa này. Đó là những ngày thi xong tốt nghiệp 12 và quyết định đi làm để phụ gia đình.

Gói ghém hành lý, cậu tú tài quê Quảng Ngãi vào TP.HCM tìm việc. Giữa Sài Gòn nhộn nhịp, anh chọn cho mình công việc lặng lẽ tại cơ sở trồng lan ở quận Bình Thạnh. Công việc mới mà quen vì chủ yếu chỉ chăm sóc cho đám lan trong vườn ươm, giống như việc đồng áng hồ còn ở quê nhà. Làm ở đây gần bảy năm, Thanh học lỏm được những kinh nghiệm chăm sóc hoa, đặc biệt là kỹ thuật nuôi cấy mô.

Là người mẫn cán nên khi những kỹ sư tại cơ sở nghỉ, Thanh được chỉ định thay thế họ tiếp tục việc nghiên cứu và ra cây giống. Từ một thợ làm vườn, giờ được “đôn” lên quản lý công việc với vai trò kỹ sư, đó là một bước ngoặt trong nghề. “Vậy mà tôi lại quyết định nghỉ để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về hoa lan”, Thanh kể tỉnh bơ.

Về đầu quân vườn sưu tập hoa lan cây cảnh ở quận 2 với công việc của một kỹ sư, làm được bốn năm, thấy vốn liếng về lan hồ điệp đã kha khá, Thanh quyết định ra riêng và mở cơ sở trồng hoa. “Lúc đó trồng hoa cũng đạt những tỷ lệ rất thấp mà số lượng cây hao hụt 60 – 70%.

Rồi việc chấm trái nhưng không đậu trái nào, nếu có thì giống mới hoa không đẹp, thậm chí què quặt”, Thanh nhớ lại. Nản nhưng thích thì phải làm, vậy là vừa làm vừa học. Lại lục lọi tài liệu.

Nhờ vậy mà Thanh nhận ra, tài liệu viết là một chuyện nhưng áp dụng vào thức tế lại hoàn toàn khác, chỉ có kinh nghiệm rút ra qua những ngày ăn ngủ cùng hoa mới xài được. Nhờ mối quan hệ có được từ những công việc trước đây, Thanh tích cực vừa học vừa xin giống mới về trồng và nghiên cứu lai tạo.

Anh định hướng cho mình việc tìm giống và tạo ra những giống hoa lạ về màu sắc vì như vậy mới bán được giá cao và không sợ “đụng hàng”. Rồi hoa đã không phụ người, những vụ hoa sau đó bán được giá, quy mô trồng hoa ngày càng được mở rộng.

Hiện Thanh cung cấp hoa cho nhiều mối từ TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ngãi cho đến Hà Nội, thậm chí “vương quốc” trồng hoa như Bến Tre, Đồng Tháp cùng nhập hoa của anh về tiêu thụ. Tháng 4. 2009, Thanh quyết định mở thị trường lên Tây Nguyên khi lập trang trại trồng lan ở Lâm Đồng. Hiện anh đang tính đến dự án thành lập phòng nuôi cấy mô để tạo ra những giống hoa lan mới phục vụ cho thị trường.

Tại vườn lan của Thanh, mỗi cây có giá trị trung bình từ 100.000 đến 200.000 đồng, có cây thuộc loại “hàng độc” giá lên tới 4 – 5 triệu đồng. Cứ đến dịp thi hoa, anh lại mang sản phẩm của mình trồng đi tham dự. Nhiều cây được giải cao nhưng ông chủ 39 tuổi thành thật: “ Điều đó không quan trọng bằng việc mình thực hiện được sở thích trồng hoa và sống được nhờ sở thích đó”.

Theo 24h.com.vn

Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay

Chậu lan hồ điệp đẹp-CLHD-067

Chậu lan hồ điệp đẹp-CLHD-067, chau lan ho diep dep-CLHD-067
MẪU HOA CÙNG DANH MỤC
MẪU HOA ĐÃ XEM
SẢN PHẨM KHUYẾN MÃI
big_sale_1_636195595976825783
Miễn phí giao hoa
Tới nội thành 63 tỉnh và 150 quốc gia
Cam kết dịch vụ
Cam kết hoa tươi, đúng mẫu
Mẫu hoa đa dạng
Hàng trăm mẫu hoa theo yêu cầu
Giao hoa theo yêu cầu
Giao hẹn giờ, mặc đồng phục...
CHỌN THEO MÀU HOA
CHỌN THEO SỐ CÀNH
CHỌN THEO KIỂU CHẬU