Điện thoại: 0948772739– 0975741002 (có Zalo)
Địa chỉ: Số 616-618 – Hoàng Hoa Thám, Hà Nội
Email: sales3.bhworld@gmail.com
Điện thoại: 0945500700(có zalo)– 0975.74.1002
Địa chỉ: Số 28/02 đường số 45 quận Thủ Đức
Email: vuonlanbaongoc@gmail.com
Lượt xem 149
0 VND
Đánh giá 0 lượt đánh giá
Pleiku - nhìn lại thời gian hình thành và phát triển
Ngày đăng bài: 30/07/2014
Thành phố Pleiku là đô thị phía Bắc Tây Nguyên, nằm ở trung tâm cao nguyên Pleiku, trên giao điểm hai quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh và trong vùng tam giác tăng trưởng của các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào. Trung tâm nội thành tại km451 quốc lộ 14, ở ngã ba đường Hùng Vương – Lê Lợi, phía Bắc giáp với huyện Chư Păh, phía Tây giáp với huyện Ia Grai, phía Đông giáp với huyện Đak Đoa, phí Nam giáp huyện Chư Prông.
Cách đây 85 năm, ngày 03/12/1929, Tỉnh lỵ Pleiku (thị xã Pleiku trước đây và thành phố Pleiku hiện nay) được thành lập. Trong thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp cũng như trong suốt thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, thị xã Pleiku bị thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dùng làm căn cứ phục vụ cho chiến tranh xâm lược, sản xuất hầu như không có; cơ sở hạ tầng lạc hậu, dân cư thưa thớt, ngoài đồng bào dân tộc ít người, còn lại chủ yếu là đồng bào các địa phương miền xuôi lên buôn bán hoặc làm dịch vụ. Đến năm 1975, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất đất nước, dân số thị xã khoảng 72.000 người, đa số là đồng bào Kinh từ khắp các miền của đất nước đến làm ăn, sinh sống, các cơ sở sản xuất tiếp quản từ chế độ cũ không đáng kể; cơ sở hạ tầng chỉ có vài con đường chiến lược phục vụ cho chiến tranh, còn lại phần lớn là tạm bợ. Từ sau năm 1975 đến năm 1988, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Gia Lai, Thị ủy Pleiku, quân và dân thị xã Pleiku bắt tay xây dựng lại thị xã, mọi mặt gần như từ đầu. Trong giai đoạn này sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, phát triển một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở thương mại dịch vụ quốc doanh và ngoài quốc doanh. Tuy nhiên ở thời điểm nằm trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước, cũng như tác động không thuận lợi của cơ chế bao cấp, nền kinh tế thị xã phát triển chậm, manh mún, lạc hậu. Đời sống của đại đa số dân cư còn thấp và gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người chưa đến 150 USD/năm (năm 1988). Trong thời gian này Đảng bộ và nhân dân thị xã đã có nhiều cố gắng vượt qua khó khăn thử thách, đã tạo được các tiền đề cơ bản để xây dựng và phát triển Thị xã trong giai đoạn cách mạng mới. Sự nghiệp đổi mới của Đảng đã bắt nguồn cho sự phát triển, nhất là giai đoạn 1988-1998, là giai đoạn thật sự chuyển mình của thị xã Pleiku, hoà cùng sự nghiệp đổi mới của cả nước. Đảng bộ và nhân dân Thị xã đã có nhiều nỗ lực vận dụng các nguồn lực để phát triển Thị xã về mọi mặt và thu được nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ.
Một góc thành phố Pleiku. (Ảnh: Thanh Nhật)
Ngày 19/11/1998, Bộ Xây dựng đã có quyết định số 1194/QĐ-BXD công nhận thị xã Pleiku là đô thị loại III và đến ngày 24/4/1999 Chính phủ đã ra Nghị định 29/1999/NĐ-CP thành lập thành phố Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành và phát triển vượt bậc của toàn Đảng bộ, toàn quân và toàn dân Thành phố trong sự nghiệp xây dựng và phát triển mọi mặt của Thành phố. Năm 1997, thành phố Pleiku hoàn chỉnh quy hoạch chung đô thị. Đây là một trong những tài liệu quan trọng định hướng cho sự phát triển chung của đô thị. Từ năm 1997 đến năm 2004, Thành phố trên cơ sở quy hoạch chung đã có những phát triển vượt lên trên những dự báo trong quy hoạch chung đã được phê duyệt. Năm 2004, thành phố Pleiku điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Pleiku đến năm 2020 cho phù hợp với tình hình phát triển đô thị hiện tại. Trên cơ sở quy hoạch được điều chỉnh từ năm 2004, UBND tỉnh Gia Lai và chính quyền Thành phố đã tập trung tranh thủ mọi nguồn lực, xúc tiến đầu tư trên mọi lĩnh vực, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá theo quy hoạch chung được duyệt. Kết quả đạt được của quá trình phấn đấu trên được ghi nhận khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận thành phố Pleiku là đô thị loại II vào ngày 25/02/2009.
Đến nay, tổng diện tích tự nhiên là 26.166,36 ha, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của tỉnh Gia Lai. Dân số trung bình toàn thành phố trên 221 nghìn người bao gồm 29 dân tộc anh em cùng sinh sống, người kinh chiếm đa số khoảng 87,9% còn lại là các dân tộc khác, trong đó có dân tộc Jrai và BahNar chiếm 11,4% chủ yếu sinh sống ở 43 làng tại các xã, phường. Về cơ cấu tổ chức hành chính: Đảng bộ thành phố có 41 tổ chức cơ sở Đảng (30 đảng bộ cơ sở, 11 chi bộ cơ sở) với 5.808 đảng viên; thành phố Pleiku có 13 phòng, ban và 10 đơn vị sự nghiệp và 23 xã phường (14 phường, 9 xã).
Dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh và Thành ủy Pleiku, nhân dân và cán bộ thành phố Pleiku ra sức phấn đấu đạt những mục tiêu cơ bản của UBND tỉnh và Thành ủy giao cùng với nhân dân khắc phục khó khăn, giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước và cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng theo Nghị quyết đã đề ra. Huy động tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng chung của tỉnh cũng như xây dựng thành phố ngày càng vững mạnh về kinh tế, ổn định về an ninh - quốc phòng; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội, xây dựng thành phố phát triển, xứng đáng là thành phố đô thị loại II.
Thúy Hằng
Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Shop Hoa Tươi Minh Hoài
Shop Hoa Lan Hồ Điệp
Địa chỉ: Số 28/02 đường 45, p.Hệp Bình Chánh, q.Thủ Đức
Điện thoại: 0945.232.241
Email: sales3.bhworld@gmail.com