Shop Hoa Lan Bảo Ngọc
logolanhodiephanoi
Hà Nội:

Điện thoại: 09487727390975741002 (có Zalo)
Địa chỉ: Số 616-618 – Hoàng Hoa Thám, Hà Nội
Email: sales3.bhworld@gmail.com

TP.Hồ Chí Minh:

Điện thoại: 0945500700(có zalo)0975.74.1002
Địa chỉ: Số 28/02 đường số 45 quận Thủ Đức
Email: vuonlanbaongoc@gmail.com

Danh mục sản phẩm
Quảng cáo
hoahongdep760c7835e560003e59711447x335
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 4
Trong ngày: 51
Trong tuần: 716
Lượt truy cập: 2953527

Shop Hoa Tươi Hoa Phượng

Shop Hoa Tươi Hoa Phượng
shop-hoa-tuoi-hoa-phuong - ảnh nhỏ  1

Lượt xem 155

0 VND

Đánh giá 0 lượt đánh giá

Thu phí bảo trì đường bộ ở Hưng Yên
Nguồn thu phí bảo trì đường bộ (BTĐB) nhằm tạo thêm nguồn kinh phí cải thiện hạ tầng giao thông. Ở Hưng Yên, việc triển khai thu phí đường bộ được tiến hành từ tháng 10 năm 2013. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, việc thu phí bảo trì đường bộ đặc biệt là thu phí đối với xe máy trên địa bàn tỉnh còn chậm và gặp nhiều khó khăn.
Quyết định số 14/2013/QĐ –UBND ngày 14/10/2013 của UBND tỉnh Hưng Yên quy định tất cả phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (gọi chung là mô tô), bao gồm: mô tô 2 bánh, 3 bánh, xe gắn máy, xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ 1 xi lanh, xe đăng ký biển số tại Hưng Yên hoặc đăng ký tại địa phương khác, nhưng hoạt động và có nhu cầu kê khai, nộp phí tại Hưng Yên đều thuộc đối tượng chịu phí bảo trì đường bộ. Theo đó, đối với mô tô có dung tích xi lanh đến 100cm3, mức phí phải nộp là 70.000 đồng/xe/năm; xe có dung tích xi lanh trên 100cm3, mức phí 120.000 đồng/xe/năm. Ngay sau khi có Quyết định số 14/2013/QĐ –UBND tỉnh Hưng Yên, Văn phòng Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thu phí sử dụng đường bộ đến các huyện, thành phố. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, phát tờ rơi, pano để người dân nắm được mục đích và ý nghĩa của việc thu phí bảo trì đường bộ. Tuy nhiên phải đầu tháng 11, các xã, phường, thị trấn mới bắt đầu nhận được các loại văn bản hướng dẫn thu phí bảo trì đường bộ.

Phí bảo trì đường bộ là nguồn lực quan trọng để duy tu và sửa chữa đường giao thông thôn, xóm
Phí bảo trì đường bộ là nguồn lực quan trọng để duy tu và sửa chữa đường giao thông thôn, xóm

Theo thống kê của văn phòng Quỹ BTĐB tỉnh Hưng Yên, trên địa bàn tỉnh hiện có 218.000 mô tô, xe máy nhưng số tiền thu được từ phí bảo trì đường bộ lại rất thấp. Năm 2013, chỉ có 74/161 xã, phường tiến hành thu phí bảo trì đường bộ với tổng số tiền thu được trên 2,1 tỷ đồng. Một số địa phương thực hiện đạt kết quả thấp như: huyện Kim Động năm 2013 mới nộp được trên 23 triệu đồng vào tài khoản Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh; huyện Ân Thi nộp được gần 63 triệu đồng. Theo kế hoạch thu phí bảo trì đường bộ, năm 2014 toàn tỉnh phấn đấu thu khoảng trên 22 tỷ đồng. Đến ngày 15. 7. 2014, số tiền thu được là 8,1 tỷ đồng, tương đương 36 % so với kế hoạch thu do UBND các huyện, thành phố lập. Trong đó, một số huyện có tỷ lệ thu phí thấp như: Văn Giang , Tiên Lữ.
Việc chậm chạp trong công tác thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng yếu tố đầu tiên phải đề cập đến là do thiếu sự vào cuộc của chính quyền địa phương. Theo Quyết định 14/2013/QĐ –UBND: các phường, thị trấn sẽ được trích lại 7%, xã được trích lại 10% tổng số phí thu được, đây chính là một trong những nguồn lực để các địa phương tổ chức sửa chữa và xây mới hệ thống đường làng, ngõ xóm. Tuy nhiên, một số địa phương lại tỏ ra không mặn mà trong vấn đề thu phí. Tại một số địa phương, việc triển khai thu phí chỉ “hình thức” nên kết quả đạt được rất thấp. Chị Doan cán bộ thu phí tại xã Phương Chiểu (thành phố Hưng Yên) cho biết: Khi có kế hoạch thu phí bảo trì đường bộ của tỉnh, xã đã tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh và tổ chức thu tại hội trường UBND xã. Tính đến đầu tháng 6 năm 2014, xã mới thu được 50 triệu đồng trên 1.500 xe máy, đạt 1/3 kế hoạch đề ra. Trong khi công tác thu phí bảo trì đường bộ ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh còn chậm và đạt kết quả thấp, xã Dị Sử (huyện Mỹ Hào) lại là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về công tác này. Qua tìm hiểu được biết, để công tác thu phí đạt kết quả cao, thay vì tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã và người dân tự giác đến trụ sở UBND xã nộp phí, xã đã cử cán bộ xuống tận hộ dân để tiến hành thu phí. Ở mỗi thôn đều thành lập ban thu phí trong đó trưởng thôn là trưởng ban thu phí, các ban thu phí đến từng hộ dân thống kê số xe máy và nhắc nhở chủ phương tiện nộp phí. Nhờ cách làm này, xã Dị Sử là địa phương thu phí đạt cao nhất tỉnh, tổng số tiền thu được từ phí bảo trì đường bộ là 212 triệu đồng. Ngoài ra, do ý thức tự giác của một bộ phận người dân chưa cao, họ cho rằng do chưa có chế tài xử phạt nên chưa cần thiết nộp phí đã khiến cho công tác thu phí đạt kết quả thấp. Chị Trần Thị H (xã Phương Chiểu – thành phố Hưng Yên) chia sẻ : “Gia đình tôi có hai chiếc xe máy. Tôi nghe nói phải nộp phí bảo trì hàng năm nhưng khi tôi tham gia giao thông chỉ thấy cảnh sát giao thông nhắc nhở về việc nộp phí chứ không xử phạt nên tôi cũng chưa có ý định nộp phí”.
Thu phí sử dụng đường bộ là chủ trương đúng đắn nhằm tạo nguồn kinh phí để sửa chữa, bảo trì và nâng cấp các công trình giao thông, qua đó góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, thực tế triển khai trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã phát sinh nhiều khó khăn, bất cập cần có biện pháp tháo gỡ kịp thời. Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chánh Văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh cho biết: “Chính quyền địa phương cần rà soát chặt chẽ số lượng xe máy đang tham gia lưu thông trên địa bàn, cử cán bộ thu phí đến từng hộ gia đình có phương tiện để tuyên truyền nhắc nhở người dân nộp phí theo quy định. Cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng Cảnh sát giao thông trong việc tuyên truyền vận động chủ phương tiện tham gia giao thông nộp phí. Để người dân biết được hiệu quả của việc nộp phí, khi tuyến đường được sửa chữa từ nguồn phí bảo trì đường bộ được hoàn thành thì chủ đầu tư sẽ làm một tấm biển cắm tại vị trí tuyến đường đó và ghi rõ là đường sử dụng nguồn phí bảo trì đường bộ. Cùng với đó, để công tác thu, nộp phí trên địa bàn tỉnh đạt kết quả như mong đợi thì rất cần sự ủng hộ, ý thức chấp hành nghiêm chỉnh quy định Nhà nước của các chủ phương tiện”. Ông Sơn cũng cho biết thêm, hiện tại, do chưa có chế tài xử phạt nên việc tham gia nộp phí bảo trì đường bộ của người dân còn hạn chế. Thiết nghĩ để góp phần nâng cao kết quả thu phí BTĐB, trước hết cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi nộp phí BTĐB, từ đó có ý thức nộp. Ngoài ra, để người dân chấp hành nộp phí, cần có chế tài xử phạt chủ phương tiện chưa nộp phí BTĐB tương tự như xử phạt đối với chủ phương tiện không mua bảo hiểm xe máy khi tham gia giao thông; đồng thời khen thưởng, động viên kịp thời các địa phương làm tốt, phê phán những cơ sở làm chưa tốt...

Vũ Huế

Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay

Shop Hoa Tươi Hoa Phượng

Đường Không Tên, Tân Lập, Yên Mỹ, Hưng Yên, Việt Nam
MẪU HOA CÙNG DANH MỤC
SẢN PHẨM KHUYẾN MÃI
big_sale_1_636195595976825783
Miễn phí giao hoa
Tới nội thành 63 tỉnh và 150 quốc gia
Cam kết dịch vụ
Cam kết hoa tươi, đúng mẫu
Mẫu hoa đa dạng
Hàng trăm mẫu hoa theo yêu cầu
Giao hoa theo yêu cầu
Giao hẹn giờ, mặc đồng phục...
CHỌN THEO MÀU HOA
CHỌN THEO SỐ CÀNH
CHỌN THEO KIỂU CHẬU